36 tuần có phải sinh non?

nguyenthai9x

New member
Tham gia
27/4/21
Bài viết
3
Điểm
1
Sinh non là hiện tượng chuyển dạ và sinh em bé trước khi bước sang tuần thai 37. Em bé sinh non càng sớm càng có ít cơ hội sống và gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Vì vậy, các mẹ bầu cần lắng nghe cơ thể và có chế độ chăm sóc bản thân phù hợp để đảm bảo cho con được sinh ra “trọn ngày, đủ tháng”. Vậy bé 36 tuần có phải sinh non? Hãy cùng Beyeume tìm hiểu chi tiết trong bài viết.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sinh non
Mặc dù nguyên nhân gây ra hiện tượng sinh non vẫn chưa được xác định cụ thể, có nhiều yếu tố dẫn đến việc sinh non
1. Bệnh lây nhiễm
Một số vi khuẩn lây nhiễm qua đường sinh dục có liên quan đến việc đẻ non. Các chất được sản xuất bởi vi khuẩn đường sinh dục có thể làm suy yếu tấm màng bao quanh túi ối và khiến nó sớm bị vỡ ra. Thậm chí khi màng ối vẫn được giữ nguyên, vi khuẩn vẫn có thể lây nhiễm và kích động vào tử cung, gây ra hàng loạt các biến chứng nhỏ dẫn đến chuyển dạ sớm.
Một số bệnh lây nhiễm không liên quan đến tử cung như viêm thận, viêm phổi, viêm ruột thừa cũng làm tăng nguy cơ sinh con non.
36 tuan co phai sinh non

Bạn còn có nguy cơ sinh non cao nếu bạn mắc vi khuẩn niệu không triệu chứng – tình trạng bạn nhiễm vi khuẩn trong ống tiết niệu nhưng không triệu chứng gì. Đây là lý do mà tất cả các phụ nữ mang thai đều nên kiểm tra nước tiểu trong thời kỳ mang thai.
2. Gặp vấn đề về nhau thai, như mắc bệnh nhau thai tiền đạo, nhau thai bong non
3. Có tử cung quá lớn, thường trong trường hợp bạn mang đa thai hoặc có quá nhiều nước ối
4. Có cấu trúc tử cung hoặc cổ tử cung dị thường. Ví dụ, bạn có cổ tử cung ngắn hơn bình thường (ngắn hơn 25 mm), và dễ dàng mỏng dần và mở ra mà không cần co bóp khi chuyển dạ. Đây là hiện tượng suy yếu cổ tử cung do bạn từng phẫu thuật cổ tử cung hoặc do bẩm sinh.
5. Trải qua phẫu thuật bụng trong suốt quá trình mang thai (ví dụ như, phẫu thuật cắt túi mật, ruột thừa hoặc u nang buồng trứng…)

36 tuần có phải sinh non? Các dấu hiệu sinh non
Nếu bạn có những triệu chứng sau đây trước khi bước sang tuần thai 37, bạn nên đến gặp bác sĩ sản khoa để được kiểm tra tình trạng mang thai và sức khỏe của bé. Những dấu hiệu bất thường khi mang thai này có thể là bạn đang chuyển dạ, hoặc nếu không, bạn vẫn nên thường xuyên đến khám và kiểm tra
thai 36 tuan da sinh duoc chua
Ra nhiều huyết trắng có phải sắp sinh, dấu hiệu chuyển dạ là như thế nào
Dấu hiệu sinh non
– Đau phần lưng dưới, đặc biệt là nếu cơn đau kéo dài âm ỉ và thay đổi mức độ dần dần.
  • Có cảm giác con bạn đang đẩy xuống dưới và tăng áp lực vùng chậu
  • Sưng bàn tay, bàn chân và mặt
  • Các cơn co bóp xuất hiện hơn 4 lần/giờ
  • Ói mửa, tiêu chảy
  • Mắt không nhìn rõ, chỉ nhìn thấy hình ảnh mờ hoặc choáng váng
  • Đau bụng dưới, giống cơn đau trong kỳ kinh nguyệt
  • Em bé cử động ít hoặc không cử động
  • Có nước hoặc máu chảy ra từ âm đạo
Nếu bạn cảm thấy không ổn, nhưng cũng không có những dấu hiệu cụ thể nào, hãy tin vào trực giác của bạn và đi kiểm tra ngay.
Trong trường hợp bạn đang trong tình trạng chuyển dạ non và đưa đến bệnh viện kịp thời, đội ngũ bác sĩ sẽ giúp bạn hoãn lại việc sinh con một vài ngày. Điều này có nghĩa là con bạn có thể được tiêm corticosteroids để thúc đẩy phổi và các cơ quan phát triển nhanh hơn, giúp bé có nhiều cơ hội sống và giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe.
Như vậy, với câu hỏi 36 tuần có phải sinh non thì câu trả lời là phải. Tuy nhiên bé sẽ thuộc dạng sinh non muộn, lúc này bé đã phát triển gần như hoàn thiện nên những biến chứng do sinh non cũng sẽ ở mức tối thiểu.
Em bé sinh non trông như thế nào
Trẻ sinh non trông như thế nào phụ thuộc chủ yếu vào tuổi thai. Dựa vào tuổi thai có thể phân định các kiểu sinh non như sau
  • Thai cực kỳ non: khi tuổi thai từ 23 – 27 tuần tuổi
  • Thai rất non: từ 28 – 31 tuần tuổi
  • Thai non: từ 32 – 35 tuần tuổi
  • Thai non muộn: từ 36 – 37 tuần tuổi
36 tuan co phai sinh non

Khi em bé được sinh vào tháng 36 – 37, bé có thể giống một em bé bình thường như kích thước bé hơn. Tuổi thai của bé khi sinh càng nhỏ thì cân nặng và kích thước cũng càng nhỏ.
Em bé được sinh khi còn trong thai kỳ còn quá non (23 – 27 tuần tuổi) sẽ cực kỳ nhỏ, chỉ vừa bằng bàn tay của người lớn, bé nhìn rất mỏng manh và kiệt sức, lớp da còn trong và mờ. Mắt của bé thậm chí còn chưa mở ra. Em bé được sinh vào độ tuổi thai này thường có nguy cơ không sống được hoặc dễ mắc bệnh về hô hấp. Tuy nhiên nếu bé có thể vượt qua giai đoạn này, bạn sẽ chứng kiến sự thay đổi từ diện mạo, cử động và khả năng tương tác với thế giới của bé.
Sinh non là một hiện tượng ngoài mong muốn có thể gây nguy hiểm cho em bé. Dù chưa thể xác định một nguyên nhân cụ thể để tránh tình trạng này, bạn vẫn có những cách tốt nhất để đảm bảo quá trình mang thai vẫn diễn ra tốt, theo những lời khuyên của bác sĩ như sau:
  • Ăn uống đầy đủ, lành mạnh
  • Không hút thuốc, không uống thức uống có cồn và không dùng thuốc phiện
  • Luyện tập thể dục hợp lý, đừng cố tập quá nặng
  • Kiểm soát và giảm thiểu căng thẳng và trầm cảm
Làm việc căng thẳng, nặng nhọc, điều kiện chăm sóc không chu đáo cũng là yếu tố gây ra sinh non. Vì vậy các mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe và vận động phù hợp, bên cạnh đó, bạn cần siêu âm để biết kích thước tử cung để biết mình có nguy cơ sinh non hay không, từ đó cân nhắc khi chuẩn bị mang thai sau khi sinh non.
Những biến chứng khi sinh non
Khi trẻ bị sinh non cũng đồng nghĩa với việc bé buộc phải ra ngoài sớm khi vẫn chưa hoàn toàn hoàn tất. Chính vì vậy nên những em bé bị sinh non thường gặp phải khá nhiều những biến chứng. Mức độ của biến chứng sẽ tùy thuộc vào thời điểm sinh, bé sinh non sớm hay sinh non muộn.
Một số những biến chứng phổ biến mà các bé sinh non có thể gặp phải như:
  • Rối loạn trông quá trình tăng trưởng và phát triển
  • Bị bại não
  • Lượng đường trong máu của bé thường thấp, gây nên hiện tượng bị lạnh bụng
  • Vàng da do gan
  • Rối loạn máu
  • Gặp vấn đề về tim mạch, hô hấp, thị lực và thính giác
  • Hệ miễn dịch yếu. Nguy cơ nhiễm trùng cao. Khả năng miễn dịch kém
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng
  • Một số trẻ sinh non gặp các vấn đề cảm xúc, hành vi…
  • Đôi khi trẻ sinh non quá sớm còn có nguy cơ tử vong do sức khỏe yếu
Trên đây là một số những thông tin chi tiết về trẻ sinh non, trả lời cho câu hỏi 36 tuần có phải sinh non nhiều người thắc mắc. Hy vọng những thông tin Beyeume chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn đọc.

Bài viết được mình tham khảo tại: https://beyeume.vn/dau-hieu-sinh-non-cac-me-bau-can-chu-y
 
Top