duyenduong
New member
Động cơ được ví như trái tim, có vai trò cốt lõi và quyết định đến khả năng vận hành của một chiếc xe. Hai thông số được quan tâm nhiều nhất trên động cơ là công suất và mô-men xoắn cực đại.
Trong bài viết này, danhgiaXe sẽ mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích về công suất và mô-men xoắn và làm rõ ảnh hưởng của chúng đến sức mạnh và khả năng tăng tốc của xe.
Công suất, mô-men xoắn là gì?
Vòng tua máy
Trước khi tìm hiểu về hai đại lượng này, bạn cần biết về "vòng tua máy" của động cơ. Vòng tua máy là số vòng quay của trục khuỷu động cơ trong 1 phút. Đơn vị của vòng tua máy là vòng/phút (tiếng Anh là rpm – revolutions per minute). Trục khuỷu là trục quay chính và quan trọng nhất trong động cơ. Chuyển động quay của trục khuỷu sẽ truyền qua các cơ cấu trung gian (ly hợp, hộp số, vi sai) đến các bánh xe.
Đồng hồ đo vòng tua máy (ngoài cùng bên trái) trên xe Mazda 3
Mô-men xoắn
Mô-men xoắn là đơn vị đo khả năng thực hiện công của động cơ. momen xoắn càng lớn, động cơ càng có khả năng thực hiện (nhiều) công. Đơn vị đo của mô-men xoắn là Nm (được sử dụng trên hầu hết các xe tại thị trường Việt Nam) hoặc ft-lb (phổ biến trên những xe nhập Mỹ).
Dodge Challenger SRT Demon 2018 - mẫu xe cơ bắp có mô-men xoắn cực đại lên đến 1.044 Nm, 0-96 km/h trong 2.3 giây
Hiểu một cách đơn giản, momen xoắn là “độ khỏe” của động cơ hay xa hơn là lực quay của bánh xe. Như vậy, nói xe có momen xoắn cực đại càng lớn có nghĩa là lực quay của bánh xe càng mạnh, động cơ càng khỏe, xe càng có khả năng chở hoặc kéo vật nặng. Từ đó, xe có mô-men xoắn lớn sẽ cho sức kéo và tăng tốc tốt hơn. Cảm nhận thực tế của người lái là xe “lái bốc” và tăng tốc tốt hơn.
Mô-men xoắn càng lớn thì xe càng kéo được vật nặng
Công suất
Tuy nhiên, tăng tốc tốt là một chuyện, việc xe có đạt được tốc độ cao hay không còn phụ thuộc vào một thông số quan trọng nữa, đó chính là công suất của động cơ. Công suất là đại lượng đo tốc độ thực hiện công của động cơ.
Hiểu một cách đơn giản, công suất là "độ nhanh" của động cơ. Công suất tượng trưng cho tốc độ sinh công của động cơ, chính là tốc độ sinh ra mô-men xoắn của động cơ đó.
Công suất đặc trưng cho tốc độ sản sinh mô-men xoắn của động cơ
Đơn vị đo của công suất là mã lực (hp)/kW/PS. Tại Việt Nam, hầu hết các hãng xe đều sử dụng hai đơn vị hp và kW khi đề cập đến công suất động cơ. Riêng một vài hãng xe, ví dụ như Hyundai, thường sử dụng đơn vị “ps” cho công suất. Điều thú vị là khi quy đổi thì 1 ps = 0.98 hp, do đó nếu ghi ở “ps” thì con số công suất sẽ cao hơn khoảng 2 đến 3 đơn vị so với “hp”.
Hai đại lượng này luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng đến sức mạnh, sức kéo và cảm nhận thực tế của người lái mỗi khi đạp ga.
Có thể kết luận một cách dễ hiểu: để có công suất cao hơn, động cơ cần có mô-men xoắn cao hơn (mà không đổi số vòng tua máy) hoặc vòng tua máy cao hơn (mà không giảm mô-men xoắn).
Ngược lại, để có momen xoắn cao hơn, động cơ cần sản sinh công suất lớn hơn (tại cùng một mức vòng tua) hoặc sản sinh công suất không đổi nhưng ở vòng tua thấp hơn.
Công suất và mô-men xoắn ảnh hưởng gì đến vận hành thực tế của xe?
Khi cần chở nặng, đi đèo hay đường khó
Từ những khái niệm trên, ta có thể nhận định mô-men xoắn cực đại ảnh hưởng đến độ bốc, khả năng tăng tốc của xe, có lợi khi xe chở nặng hoặc cần di chuyển trên những địa hình đèo dốc hiểm trở. Đặc biệt, xe đạt được mô-men xoắn cực đại ở vòng tua càng thấp thì trải nghiệm tăng tốc sẽ càng phấn khích hơn do người lái có thể dễ dàng cảm nhận sức mạnh của xe ngay từ những nước ga đầu. Ngoài ra, xe có mô men xoắn lớn cũng tạo khác biệt rõ rệt khi xe chở đầy tải và leo đèo, dốc. Người lái mỗi khi đạp ga sẽ cảm nhận được sức kéo của xe là đủ để vượt dốc chứ không có cảm giác “ì ạch” như trên những xe có mô-men xoắn thấp.
Trải nghiệm leo dốc thể hiện rõ ưu điểm của động cơ có momen xoắn lớn
Lái xe đường dài và độ tiêu hao nhiên liệu
Công suất vừa ảnh hưởng đến độ lớn nhỏ của momen xoắn, vừa ảnh hưởng đến vận tốc lớn nhất mà xe có thể đạt được. Do đó, thông số này phù hợp khi di chuyển xe trên đường trường, đường cao tốc với tốc độ cao.
Với cùng một dung tích động cơ, để đạt mức công suất cao đòi hỏi động cơ hoạt động ở vòng tua máy lớn, từ đó sẽ tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn. Như vậy, những động cơ có dung tích nhỏ và công suất cực đại thấp sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn so với những động cơ có công suất lớn hơn, đánh đổi lại là trải nghiệm vận hành sẽ giảm ít nhiều độ phấn khích.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về sự khác nhau của hai loại động cơ phổ biến trên ô tô hiện nay trong bài viết dưới đây:
Nguồn: Danhgiaxe (https://www.danhgiaxe.com/cong-suat...-cua-xe-kinh-nghiem-chon-mua-xe-phu-hop-30213)
Trong bài viết này, danhgiaXe sẽ mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích về công suất và mô-men xoắn và làm rõ ảnh hưởng của chúng đến sức mạnh và khả năng tăng tốc của xe.
Công suất, mô-men xoắn là gì?
Vòng tua máy
Trước khi tìm hiểu về hai đại lượng này, bạn cần biết về "vòng tua máy" của động cơ. Vòng tua máy là số vòng quay của trục khuỷu động cơ trong 1 phút. Đơn vị của vòng tua máy là vòng/phút (tiếng Anh là rpm – revolutions per minute). Trục khuỷu là trục quay chính và quan trọng nhất trong động cơ. Chuyển động quay của trục khuỷu sẽ truyền qua các cơ cấu trung gian (ly hợp, hộp số, vi sai) đến các bánh xe.
Đồng hồ đo vòng tua máy (ngoài cùng bên trái) trên xe Mazda 3
Mô-men xoắn
Mô-men xoắn là đơn vị đo khả năng thực hiện công của động cơ. momen xoắn càng lớn, động cơ càng có khả năng thực hiện (nhiều) công. Đơn vị đo của mô-men xoắn là Nm (được sử dụng trên hầu hết các xe tại thị trường Việt Nam) hoặc ft-lb (phổ biến trên những xe nhập Mỹ).
Dodge Challenger SRT Demon 2018 - mẫu xe cơ bắp có mô-men xoắn cực đại lên đến 1.044 Nm, 0-96 km/h trong 2.3 giây
Hiểu một cách đơn giản, momen xoắn là “độ khỏe” của động cơ hay xa hơn là lực quay của bánh xe. Như vậy, nói xe có momen xoắn cực đại càng lớn có nghĩa là lực quay của bánh xe càng mạnh, động cơ càng khỏe, xe càng có khả năng chở hoặc kéo vật nặng. Từ đó, xe có mô-men xoắn lớn sẽ cho sức kéo và tăng tốc tốt hơn. Cảm nhận thực tế của người lái là xe “lái bốc” và tăng tốc tốt hơn.
Mô-men xoắn càng lớn thì xe càng kéo được vật nặng
Công suất
Tuy nhiên, tăng tốc tốt là một chuyện, việc xe có đạt được tốc độ cao hay không còn phụ thuộc vào một thông số quan trọng nữa, đó chính là công suất của động cơ. Công suất là đại lượng đo tốc độ thực hiện công của động cơ.
Hiểu một cách đơn giản, công suất là "độ nhanh" của động cơ. Công suất tượng trưng cho tốc độ sinh công của động cơ, chính là tốc độ sinh ra mô-men xoắn của động cơ đó.
Công suất đặc trưng cho tốc độ sản sinh mô-men xoắn của động cơ
Đơn vị đo của công suất là mã lực (hp)/kW/PS. Tại Việt Nam, hầu hết các hãng xe đều sử dụng hai đơn vị hp và kW khi đề cập đến công suất động cơ. Riêng một vài hãng xe, ví dụ như Hyundai, thường sử dụng đơn vị “ps” cho công suất. Điều thú vị là khi quy đổi thì 1 ps = 0.98 hp, do đó nếu ghi ở “ps” thì con số công suất sẽ cao hơn khoảng 2 đến 3 đơn vị so với “hp”.
Hai đại lượng này luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng đến sức mạnh, sức kéo và cảm nhận thực tế của người lái mỗi khi đạp ga.
Có thể kết luận một cách dễ hiểu: để có công suất cao hơn, động cơ cần có mô-men xoắn cao hơn (mà không đổi số vòng tua máy) hoặc vòng tua máy cao hơn (mà không giảm mô-men xoắn).
Ngược lại, để có momen xoắn cao hơn, động cơ cần sản sinh công suất lớn hơn (tại cùng một mức vòng tua) hoặc sản sinh công suất không đổi nhưng ở vòng tua thấp hơn.
Công suất và mô-men xoắn ảnh hưởng gì đến vận hành thực tế của xe?
Khi cần chở nặng, đi đèo hay đường khó
Từ những khái niệm trên, ta có thể nhận định mô-men xoắn cực đại ảnh hưởng đến độ bốc, khả năng tăng tốc của xe, có lợi khi xe chở nặng hoặc cần di chuyển trên những địa hình đèo dốc hiểm trở. Đặc biệt, xe đạt được mô-men xoắn cực đại ở vòng tua càng thấp thì trải nghiệm tăng tốc sẽ càng phấn khích hơn do người lái có thể dễ dàng cảm nhận sức mạnh của xe ngay từ những nước ga đầu. Ngoài ra, xe có mô men xoắn lớn cũng tạo khác biệt rõ rệt khi xe chở đầy tải và leo đèo, dốc. Người lái mỗi khi đạp ga sẽ cảm nhận được sức kéo của xe là đủ để vượt dốc chứ không có cảm giác “ì ạch” như trên những xe có mô-men xoắn thấp.
Trải nghiệm leo dốc thể hiện rõ ưu điểm của động cơ có momen xoắn lớn
Lái xe đường dài và độ tiêu hao nhiên liệu
Công suất vừa ảnh hưởng đến độ lớn nhỏ của momen xoắn, vừa ảnh hưởng đến vận tốc lớn nhất mà xe có thể đạt được. Do đó, thông số này phù hợp khi di chuyển xe trên đường trường, đường cao tốc với tốc độ cao.
Với cùng một dung tích động cơ, để đạt mức công suất cao đòi hỏi động cơ hoạt động ở vòng tua máy lớn, từ đó sẽ tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn. Như vậy, những động cơ có dung tích nhỏ và công suất cực đại thấp sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn so với những động cơ có công suất lớn hơn, đánh đổi lại là trải nghiệm vận hành sẽ giảm ít nhiều độ phấn khích.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về sự khác nhau của hai loại động cơ phổ biến trên ô tô hiện nay trong bài viết dưới đây:
Honda City 2021, mẫu sedan hạng B với động cơ dung tích chỉ 1.5L
Nguồn: Danhgiaxe (https://www.danhgiaxe.com/cong-suat...-cua-xe-kinh-nghiem-chon-mua-xe-phu-hop-30213)