hotrotinviet
Member
Đăng ký kinh doanh là thủ tục quen thuộc đối với các chủ thể thực hiện việc thành lập doanh nghiệp hay thành lập hộ kinh doanh cá nhân. Trong thủ tục đăng ký kinh doanh yêu cầu phải đăng ký ngành nghề kinh doanh. Bài viết sau của Kế Toán Tín Việt sẽ cung cấp cho quý khách các thông tin về đăng ký ngành nghề kinh doanh chi tiết.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh là gì?
Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Việc đăng ký kinh doanh đúng và phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty không chỉ nâng cao hiệu quả làm việc của công ty mà còn là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động.
Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty là việc làm bắt buộc bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. Chủ doanh nghiệp có quyền tùy ý lựa chọn ngành nghề mình muốn (hoặc dự định trong tương lai sẽ) kinh doanh. Hiện nay việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Nội dung về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có quyền: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.”
Đồng thời khoản 1,2,3 Điều 8 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ:
"+ Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020
+ Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.”
Như vậy, mặc dù Luật doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo tới cơ quan kinh doanh. Đồng thời, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh là gì?
Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Việc đăng ký kinh doanh đúng và phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty không chỉ nâng cao hiệu quả làm việc của công ty mà còn là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động.
Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty là việc làm bắt buộc bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. Chủ doanh nghiệp có quyền tùy ý lựa chọn ngành nghề mình muốn (hoặc dự định trong tương lai sẽ) kinh doanh. Hiện nay việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Nội dung về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có quyền: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.”
Đồng thời khoản 1,2,3 Điều 8 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ:
"+ Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020
+ Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.”
Như vậy, mặc dù Luật doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo tới cơ quan kinh doanh. Đồng thời, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.