Nhật Bản mặc định giành quyền tham dự môn bóng đá nam Thế vận hội hè này với tư cách chủ nhà. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các ngôi sao trẻ của đất nước này không tập trung vào việc trau dồi tài năng để làm nên chuyện trên sân nhà.
Olympic Nhật Bản đặt mục tiêu giành huy chương đầu tiên tại môn bóng đá nam kể từ 1968, thời điểm giải đấu vẫn dành cho cấp độ ĐTQG. HLV Hajime Moriyasu vẫn đang phát triển đội hình đã cùng ông chinh chiến tại giải vô địch U23 châu Á ở Thái Lan vào tháng 1 năm 2020.
Dù vậy, họ đã phải vật lộn trong việc để lại dấu ấn. Tại giải vô địch U23 châu Á năm ngoái, Nhật Bản được kỳ vọng lớn nhưng đã sớm dừng chân ngay vòng bảng khi thua cả 2 trận đầu trước Saudi Arabia và Syria trước khi hòa 1-1 trước Qatar.
Hướng tới Thế vận hội Tokyo, Nhật Bản tiếp tục được xem là ứng cử viên cạnh tranh huy chương. Công tác chuẩn bị của Olympic xứ mặt trời mọc bắt đầu từ Đại hội thể thao châu Á 2018. Họ tới giải với đội U20 và vào chung kết trước khi thua Hàn Quốc giàu kinh nghiệm hơn với ngôi sao Son Heung-min dẫn dắt.
Trước thềm Thế vận hội Tokyo, Nhật Bản có thành tích tốt khi 3 trận giao hữu đều bất bại với 2 chiến thắng trước Jamaica, Honduras và mới nhất là trận hòa 1-1 với Tây Ban Nha. Bước vào giải đấu trên sân nhà ngoài những cầu thủ 24 tuổi trở xuống, “Samurai xanh” mang theo bộ ba quá tuổi là Maya Yoshida, Hiroki Sakai và Wataru Endo đều có kinh nghiệm nhiều năm chơi tại châu Âu.
Lịch sử
Trong hơn 4 thập kỷ qua, Nhật Bản vinh dự là quốc gia châu Á duy nhất có được huy chương môn bóng đá nam tại Thế vận hội. Khi giải đấu còn dành cho các ĐTQG, các cầu thủ xứ mặt trời mọc đã giành huy chương đồng tại Mexico năm 1968.
Với trụ cột là huyền thoại Kunishige Kamamoto, Nhật Bản đã đánh bại đội chủ nhà Mexico 2-0 trong trận tranh huy chương đồng. “Samurai xanh” phải mất 28 năm sau mới giành quyền trở lại Thế vận hội.
Xem thêm: cá cược |
Olympic Nhật Bản đặt mục tiêu giành huy chương đầu tiên tại môn bóng đá nam kể từ 1968, thời điểm giải đấu vẫn dành cho cấp độ ĐTQG. HLV Hajime Moriyasu vẫn đang phát triển đội hình đã cùng ông chinh chiến tại giải vô địch U23 châu Á ở Thái Lan vào tháng 1 năm 2020.
Dù vậy, họ đã phải vật lộn trong việc để lại dấu ấn. Tại giải vô địch U23 châu Á năm ngoái, Nhật Bản được kỳ vọng lớn nhưng đã sớm dừng chân ngay vòng bảng khi thua cả 2 trận đầu trước Saudi Arabia và Syria trước khi hòa 1-1 trước Qatar.
Hướng tới Thế vận hội Tokyo, Nhật Bản tiếp tục được xem là ứng cử viên cạnh tranh huy chương. Công tác chuẩn bị của Olympic xứ mặt trời mọc bắt đầu từ Đại hội thể thao châu Á 2018. Họ tới giải với đội U20 và vào chung kết trước khi thua Hàn Quốc giàu kinh nghiệm hơn với ngôi sao Son Heung-min dẫn dắt.
Lịch sử
Trong hơn 4 thập kỷ qua, Nhật Bản vinh dự là quốc gia châu Á duy nhất có được huy chương môn bóng đá nam tại Thế vận hội. Khi giải đấu còn dành cho các ĐTQG, các cầu thủ xứ mặt trời mọc đã giành huy chương đồng tại Mexico năm 1968.
Với trụ cột là huyền thoại Kunishige Kamamoto, Nhật Bản đã đánh bại đội chủ nhà Mexico 2-0 trong trận tranh huy chương đồng. “Samurai xanh” phải mất 28 năm sau mới giành quyền trở lại Thế vận hội.