kienyenne
Member
Cập nhật vào đầu giờ sáng nay trên thị trường New York, giá vàng thế giới giao ngay tăng 0,6% lên 2.647,43USD/ounce. Trước đó trong phiên giá vàng thế giới có lúc chạm mức 2.654USD/ounce, cao nhất tính từ ngày 11-11. Giá vàng thế giới giao hợp đồng tương lai tăng 0,8% lên 2.651,7USD/ounce.
Loạt yếu tố đẩy giá vàng thế giới tăng
Những yếu tố đẩy giá vàng thế giới tăng bao gồm việc nhiều nhà đầu tư tìm đến vàng trong vai trò công cụ đầu tư an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang tại nhiều khu vực trên thế giới, trong đó nổi bật nhất tại Nga – Ukraine.
Phó chủ tịch kiêm chuyên gia phân tích cao cấp thị trường tại quỹ Zaner Metals, ông Peter Grant, nhận xét: “Rõ ràng những diễn biến hiện tại cho thấy nhu cầu đầu tư tài sản an toàn đang gia tăng. Mối quan hệ nghịch chiều giữa đồng USD và giá vàng đang trở lại khi mà vào những tuần gần đây, đồng USD tăng mạnh đã nhiều lần kéo giá vàng thế giới sụt giảm”.
Trong tuần trước, khi chỉ số đồng USD tăng lên ngưỡng cao nhất trong 1 năm, giá vàng thế giới đã có tuần hạ sâu nhất trong 3 năm.
Nhà đầu tư trên thị trường vàng thế giới hiện đang chờ đợi các bài phát biểu của quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này. Kỳ vọng của các thành viên thị trường về việc Fed hạ lãi suất trong tháng 12-2024 đã giảm đi đáng kể, hiện khả năng này chỉ còn khoảng 55,7%, giảm đáng kể so với mốc 82,5% của một tuần trước đó.
Trong nghiên cứu mới đây nhất, các chuyên gia thuộc bộ phận nghiên cứu của ngân hàng ANZ nhấn mạnh: “Việc Fed hoãn hạ lãi suất cơ bản đồng USD trong tháng 12-2024 sẽ có thể tác động đến giá vàng thế giới trong ngắn hạn, tuy nhiên chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, bất ổn kinh tế vĩ mô và bất ổn địa chính trị cũng như nhu cầu vật chất sẽ vẫn tạo đà tăng cho giá vàng thế giới”.
Các thành viên thị trường vàng cho rằng dưới thời kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sẽ khiến cho bất ổn gia tăng trên khắp các thị trường toàn cầu, đẩy cao lạm phát, kết quả hạn chế việc các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ.
Giá vàng miếng SJC đã tăng 2,2 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước
Cập nhật vào đầu giờ sáng nay trên thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 82,70 – 85,70 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), so với mức đóng cửa cuối tuần trước, giá vàng miếng hiện đã tăng 2,2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 82,70 – 85,73 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), cũng tăng 2,2 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước.
Tính theo mức đóng cửa phiên gần nhất của giá vàng thế giới, quy đổi ra giá vàng trong nước theo tỷ giá USD tại Vietcombank tương đương 82,21 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng trong nước 3,49 triệu đồng/lượng.
Tại Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, giá vàng miếng Kim Bảo 999.9 giao dịch ở mức 84,00 – 85,20 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng nhẫn ép vỉ vàng rồng Thăng Long giao dịch ở mức 84,52 – 85,47 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tại ngân hàng Vietcombank, tỉ giá đồng USD giao dịch ở mức 25.170 – 25.499 đồng/USD, hạ nhiệt nhẹ 12 đồng/USD so với mốc cuối tuần trước. Đồng USD như vậy đang diễn biến theo xu thế của chỉ số đồng USD trên thế giới.
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM
Loạt yếu tố đẩy giá vàng thế giới tăng
Những yếu tố đẩy giá vàng thế giới tăng bao gồm việc nhiều nhà đầu tư tìm đến vàng trong vai trò công cụ đầu tư an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang tại nhiều khu vực trên thế giới, trong đó nổi bật nhất tại Nga – Ukraine.
Phó chủ tịch kiêm chuyên gia phân tích cao cấp thị trường tại quỹ Zaner Metals, ông Peter Grant, nhận xét: “Rõ ràng những diễn biến hiện tại cho thấy nhu cầu đầu tư tài sản an toàn đang gia tăng. Mối quan hệ nghịch chiều giữa đồng USD và giá vàng đang trở lại khi mà vào những tuần gần đây, đồng USD tăng mạnh đã nhiều lần kéo giá vàng thế giới sụt giảm”.
Trong tuần trước, khi chỉ số đồng USD tăng lên ngưỡng cao nhất trong 1 năm, giá vàng thế giới đã có tuần hạ sâu nhất trong 3 năm.
Nhà đầu tư trên thị trường vàng thế giới hiện đang chờ đợi các bài phát biểu của quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này. Kỳ vọng của các thành viên thị trường về việc Fed hạ lãi suất trong tháng 12-2024 đã giảm đi đáng kể, hiện khả năng này chỉ còn khoảng 55,7%, giảm đáng kể so với mốc 82,5% của một tuần trước đó.
Trong nghiên cứu mới đây nhất, các chuyên gia thuộc bộ phận nghiên cứu của ngân hàng ANZ nhấn mạnh: “Việc Fed hoãn hạ lãi suất cơ bản đồng USD trong tháng 12-2024 sẽ có thể tác động đến giá vàng thế giới trong ngắn hạn, tuy nhiên chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, bất ổn kinh tế vĩ mô và bất ổn địa chính trị cũng như nhu cầu vật chất sẽ vẫn tạo đà tăng cho giá vàng thế giới”.
Các thành viên thị trường vàng cho rằng dưới thời kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sẽ khiến cho bất ổn gia tăng trên khắp các thị trường toàn cầu, đẩy cao lạm phát, kết quả hạn chế việc các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ.
Giá vàng miếng SJC đã tăng 2,2 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước
Cập nhật vào đầu giờ sáng nay trên thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 82,70 – 85,70 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), so với mức đóng cửa cuối tuần trước, giá vàng miếng hiện đã tăng 2,2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 82,70 – 85,73 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), cũng tăng 2,2 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước.
Tính theo mức đóng cửa phiên gần nhất của giá vàng thế giới, quy đổi ra giá vàng trong nước theo tỷ giá USD tại Vietcombank tương đương 82,21 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng trong nước 3,49 triệu đồng/lượng.
Tại Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, giá vàng miếng Kim Bảo 999.9 giao dịch ở mức 84,00 – 85,20 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng nhẫn ép vỉ vàng rồng Thăng Long giao dịch ở mức 84,52 – 85,47 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tại ngân hàng Vietcombank, tỉ giá đồng USD giao dịch ở mức 25.170 – 25.499 đồng/USD, hạ nhiệt nhẹ 12 đồng/USD so với mốc cuối tuần trước. Đồng USD như vậy đang diễn biến theo xu thế của chỉ số đồng USD trên thế giới.
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM