Làm gì khi máy tính Windows của bạn đột nhiên bị giảm hiệu suất sau khi cập nhật?

thegioitre

Member
Thủ Thuật PlusLàm gì khi máy tính Windows của bạn đột nhiên bị giảm hiệu suất sau khi cập nhật?Thủ Thuật Plus ✅

Thực tế thì các bản cập nhật Windows rất quan trọng, nó bổ sung rất nhiều tính năng hay và các bản vá bảo mật cho hệ thống của bạn. Tuy nhiên, ngoài việc hữu ích như vậy, chúng cũng có thể làm cho máy tính của bạn giảm hiệu suất nếu gói cập nhật đó phát sinh lỗi với hệ thống.

1 16624834097601489626615 1662564088377 16625640885421979348973


Trường hợp máy tính Windows của bạn bị chậm lại sau khi cập nhật, các giải pháp sau đây sẽ giúp bạn khắc phục sự cố và đưa máy tính trở lại trạng thái ổn định ban đầu trước khi cập nhật. Cụ thể như sau.

1.Xóa các cài đặt cập nhật gần đây nhất

Nếu các bản cập nhật mới khiến Windows của bạn bị chậm lại, thì việc tháo gỡ các bản cập nhật này có thể sẽ khắc phục được sự cố. May mắn thay, Microsoft đã phát triển một công cụ Windows tích hợp dành riêng cho dịp này.

Bước 1: Mở Settings lên và truy cập vào Update & Security.

2 1662483409888517361111 1662564091269 16625640913901724987732


Bước 2: Trong Windows Update, bạn hãy nhấn vào dòng View update history.

3 16624834099521532137820 1662564093806 16625640939491719357918


Bước 3: Tiếp tục nhấn vào Uninstall updates. Khi đó, cửa sổ quản lý danh sách các bản cập nhật Windows đã được cài đặt sẽ hiện ra.

4 16624834100221426702147 1662564096301 16625640963941191862536


Công việc của bạn lúc này chỉ là lần lượt tìm đến bản cập nhật gần nhất gây lỗi chậm máy, nhấn phải chuột vào nó và chọn “Uninstall” là xong.

2.Kiểm tra và sửa chữa các tập tin hệ thống bị lỗi

Đôi khi các tập tin Windows quan trọng của hệ thống có thể bị lỗi hoặc bị hỏng sau khi cài đặt cập nhật. Điều này có thể gây ra sự cố giảm hiệu suất trong Windows.

May mắn thay, bạn có thể sửa chữa hư hỏng thông qua System File Checker, một công cụ miễn phí do Microsoft phát triển, rất hữu ích cho các vấn đề hỏng tập tin hệ thống trong trường hơp này. Công cụ hoạt động bằng cách quét toàn bộ PC của bạn và sau đó sửa chữa bất kỳ sự cố nào mà nó có thể gặp phải.

Để kích hoạt và khởi chạy System File Checker, bạn hãy nhập lệnh “sfc /scannow” vào cửa sổ Command Prompt được chạy bằng quyền quản trị hệ thống (Run as administrator).

5 1662483410106873515433 1662564099124 16625640992601930576445


Sau khi quá trình quét hoàn tất, hãy khởi động lại hệ điều hành của bạn. Nếu một bản cập nhật gần đây gây ra bất kỳ lỗi nào, nó sẽ được khắc phục.

Nếu lệnh SFC không giải quyết được vấn đề, hãy sử dụng Deployment Image Servicing and Management (DISM) để thay thế. Đây là một công cụ chẩn đoán Windows khác do Microsoft tạo ra, nhưng mạnh hơn SFC.

DSIM hoạt động bằng cách sửa chữa các tập tin hình ảnh hệ thống của Windows một cách rất chuyên sâu. Để chạy lệnh này, bạn hãy nhập lệnh “DISM /Online /Cleanup-Image /CheckHealth” vào cửa sổ Command Prompt được chạy bằng quyền quản trị hệ thống (Run as administrator).

6 1662483410180146405454 1662564101851 1662564101952217437828


Nếu không thấy có vấn đề nào được phát hiện, bạn hãy tiếp tục chạy thêm lệnh “Dism /Online /Cleanup-Image /ScanHealth” để kích hoạt tính năng quét chuyên sâu cho DISM.

7 1662483410248594381584 1662564104801 16625641051181359698447


Lưu ý rằng quá trình này có thể mất chút ít thời gian vì quá trình quét khá chuyên sâu. Nếu vấn đề được công cụ phát hiện, bạn hãy tiến hành chạy tiếp lệnh “Dism /Online /Cleanup-Image /RestoreHealth” để khắc phục.

8 16624834103192060639880 1662564107857 16625641085471863822815


Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, hãy khởi động lại máy tính của bạn, sau đó chạy lại lệnh SFC để kiểm tra lại lần nữa.

3.Tắt các ứng dụng chạy nền

Đôi khi, các ứng dụng nền không cần thiết có thể khiến Windows chạy chậm lại sau khi cập nhật. Do đó, chúng ta có thể thử tắt chúng để xem liệu điều đó có khắc phục được sự cố hay không.

Windows 10 đi kèm với nhiều ứng dụng được cài đặt sẵn theo mặc định. Các ứng dụng này sẽ tiếp tục chạy trong nền — ngay cả khi bạn không sử dụng chúng. Tuy nhiên, có một điều khá thú vị là tỷ lệ phần trăm các ứng dụng này được xếp vào dạng không thực sự cần thiết để Windows 10 hoạt động và chúng rất ít được người dùng sử dụng đến.

Thật không may, những ứng dụng hoạt động nền và tất nhiên sẽ chiếm dụng phần nào tài nguyên của máy tính. Điều này khiến máy tính của bạn chậm hơn bình thường.

Do đó, sẽ rất hữu ích nếu bạn tắt các ứng dụng không cần thiết và xem xét xem liệu làm như vậy có dẫn đến việc cải thiện hiệu suất hay không.

Cách tắt các ứng dụng chạy nền cho Windows khá đơn giản, bạn hãy mở Settings lên và truy cập vào Privacy > Background Apps.

9 16624834104031884561804 1662564111033 1662564111152719803326


Gạt sang OFF ở các ứng dụng mình muốn vô hiệu hóa việc chạy nền là xong. Cuối cùng, đừng quên khởi động lại Windows để thay đổi có hiệu lực.

4.Thực hiện quy trình “Clean Boot”

“Khởi động sạch” hay Clean Boot được thực hiện bằng cách khởi động máy tính với trình điều khiển driver và ứng dụng tối thiểu. Điều này cho phép PC hoạt động mà không có bất kỳ ứng dụng không cần thiết nào can thiệp, việc này có thể giúp chẩn đoán xem ứng dụng nào đang khiến PC của bạn chạy chậm lại.

10 1662483410501423067088 1662564113595 16625641137261151774903


Để khởi tạo quy trình Clean Boot, bạn hãy mở System Configuration lên và truy cập vào tab Services. Sau đó đánh dấu vào dòng “Hide all Microsoft Services”, và cuối cùng là nhấn vào “Disable All”. Hãy khởi động lại Windows để kiểm tra kết quả.

Nếu PC của bạn hoạt động nhanh hơn nhiều sau khi thực hiện Clean Boot, điều đó có nghĩa là một trong những ứng dụng bạn đã tắt trước đó là thủ phạm. Bây giờ, bạn có thể tiếp tục lặp lại các bước trên nhưng từ từ thêm lại từng ứng dụng của mình. Thời điểm PC của bạn bắt đầu gặp sự cố trở lại, ứng dụng vừa được kích hoạt chính là nguyên nhân gây sự cố.

5.Khởi chạy Windows System Restore

Windows System Restore là một công cụ miễn phí hoạt động bằng cách đưa Windows của bạn quay lại đúng thời điểm mà Windows hoạt động tốt. Tính năng này thường được sử dụng khi Windows phát sinh lỗi hoặc trục, và bạn cần trở lại trạng thái mà mọi thứ đang hoạt động tốt trước đó nhanh chóng. Trong bài viết này, Windows System Restore có thể được sử dụng để đưa Windows của bạn về lại trạng thái trước khi cập nhật.

Để khởi chạy Windows System Restore, bạn hãy nhập từ khóa “System Restore” vào ô tìm kiếm và nhấn vào kết quả “Create a restore point”.

11 1662483410542417347092 1662564116157 16625641162511964215803


Hộp thoại System Properties hiện ra, bạn hãy nhấn vào tab System Protection và nhấn vào System Restore.

12 16624834106141226814684 1662564119323 16625641194441057246045


Giờ thì bạn hãy chọn thời điểm đã tạo điểm khôi phục trước đó là xong.

13 16624834107041693112130 1662564122070 16625641222041845591399


Sau khi quá trình khôi phục hoàn tất, hệ thống của bạn sẽ được khôi phục về tình trạng ban đầu tại lần sao lưu cuối cùng.

6.Khôi phục cài đặt gốc

Phương pháp cuối cùng đối với PC chạy Windows bị tình trạng giảm hiệu suất sau khi cài đặt các bản cập nhật là sử dụng công cụ Factory Reset và bắt đầu lại từ đầu. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý vì công cụ này sẽ có thêm một tùy chọn đưa máy tính của bạn về trạng thái mới ban đầu khi bạn mua nó, như vậy dữ liệu có thể bị mất.

Để sử dụng tính năng Factory Reset, bạn hãy làm như sau:

Bước 1: Mở Settings lên và truy cập vào Update & Security > Recovery.

14 16624834107522069889669 1662564124739 16625641248321954347377


Bước 2: Nhấn vào Reset this PC.

15 1662483410825715784502 1662564127364 16625641274951518310388


Windows của bạn sẽ tiến hành khởi chạy công cụ Factory Reset. Trên hộp thoại mới, hãy nhấp vào Reset. Quá trình khôi phục cài đặt gốc sẽ bắt đầu và PC của bạn sẽ khởi động lại trong quá trình đó. Khi định dạng hoàn tất, một bản sao Windows mới sẽ được xuất hiện trước bạn. Và tất nhiên là các lỗi về hiệu suất sau khi cài đặt cập nhật sẽ được giải quyết.

Chúc bạn thành công.

Thủ Thuật Plus ✅ - Trang tin công nghệ
avatar1662564088288-166256408848.jpg
 

Similar threads

Top