• Khi mở tài khoản, bạn sẽ nhận ngay 50K tiền mặt trong tài khoản. Mỗi lần mời được một người đăng ký mới, bạn sẽ nhận thêm 150K. Thưởng hoa hồng 10-30% tùy theo giá trị đơn hàng. Người dùng mới cũng sẽ nhận được gói giảm giá trị giá 1.5 triệu đồng. Chương trình lần này của Temu rất hấp dẫn và dường như đang "tất tay" cạnh tranh trực tiếp với Shopee và TikTok. Anh em nhanh chóng tham gia ngay: 🔥 Hàng triệu hoa hồng và tiền thưởng đã được chi trả 🤝 Không có rào cản, không giới hạn thu nhập cho bất kỳ ai 🏦 Nền tảng an toàn & đáng tin cậy với Temu & PayPal 👪 Hơn 300,000 affiliates đã tham gia Đừng bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền này! Link đăng ký: Đăng ký ngay hoặc link https://temu.to/k/udi54n3pp4u

Livestream xem bói trên Tiktok có phạm luật không?

Thời gian gần đây, trên nền tảng mạng xã hội Tiktok xuất hiện nhiều video livestream xem bói tử vi lá số, bói tarot thu hút hàng trăm triệu view. Vậy, dưới góc độ pháp lý, livestream xem bói trên Tiktok có vi phạm pháp luật không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

>>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc ngày nghỉ, lễ, tết tại Hà Nội

1. Livestream xem bói trên Tiktok có phạm luật?
Từ xa xưa, xem bói có thể được coi như một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt, một “món ăn tinh thần” đối với nhiều người để giải quyết những khó khăn, bế tắc trong cuộc sống.
Cần khẳng định rằng, pháp luật ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân, đây là một trong những quyền cơ bản được nêu rõ tại Hiến pháp.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhất là các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Zalo,… người dân có thể xem bói trực tiếp qua livestream mà không cần phải đến tận nơi như trước đây.
Một số hình thức xem bói phổ biến hiện nay được nhiều người quan tâm như: Xem bài Tarot, xem tử vi, xem bói bằng chỉ tay…

2PNoIDU.jpg

Mặc dù vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi mê tín, dị đoan thông qua việc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm hại đến chế độ chính trị, an ninh quốc phòng; đạo đức xã hội, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản của người khác và có hành vi trục lợi bất chính. Điều này đã được nhấn mạnh tại khoản 4, 5 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016:
"Các hành vi bị nghiêm cấm
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi."


>>>> Xem thêm: Tư vấn dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói uy tín

Theo quy định nêu trên, có thể thấy nếu việc xem bói không nhằm mục đích trục lợi, không gây hậu quả xấu và không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự thì sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật và không bị xử lý. Ngược lại, hành vi livestream xem bói nhằm mục đích trục lợi bất hợp pháp thì được xác định là vi phạm pháp luật.
Thực tế cho thấy, một số livestream hiện nay trên mạng xã hội của thầy bói, cô đồng mang tính chất của hoạt động mê tín dị đoan. Bởi lẽ, những đối tượng lợi dụng sự mệ tín, cả tin của những người dùng mạng xã hội để thu tiền, trục lợi bất chính.
Những người dùng chỉ cần để lại số điện thoại, gửi hình hoặc đôi khi chỉ cần like và comment bên dưới là được phán về tương lai công danh, sự nghiệp, gia đình của người đó.
2. Xem bói trên Tiktok để trục lợi, bị phạt thế nào?
2.1 Xử phạt hành chính

Căn cứ Điều 14 và Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, trường hợp chỉ mở livestream xem bói online có thể bị phạt hành chính từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
Khi có các dấu hiệu của hành vi lợi dụng bói toán để trục lợi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác thì người lừa đảo Livestream bói toán trên mạng có thể bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

>>>> Xem thêm: Luật mới nhất 2023 các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

6ToS5tJ.jpg

2.2 Xử lý hình sự
Người tổ chức Livestream để xem bói có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất đến 10 năm tù giam, cụ thể, Điều 320 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
"1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."

>>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ mới nhất 2023

Như vậy, trên đây là giải đáp Livestream xem bói trên Tiktok có vi phạm pháp luật hay không? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669


Email: ccnguyenhue165@gmail.com
 

Similar threads

Top