• Kiếm tiền với Hostinger

    Kiếm Tiền Cùng Hostinger

    Bạn đang tìm kiếm cách kiếm thêm thu nhập online? Hãy tham gia ngay chương trình Affiliate của Hostinger! Với mỗi khách hàng đăng ký thông qua liên kết của bạn, bạn sẽ nhận được khoản hoa hồng hấp dẫn.

    Hostinger cung cấp các dịch vụ lưu trữ web (hosting) chất lượng cao với mức giá cạnh tranh, giúp bạn dễ dàng giới thiệu và thu hút người dùng.

    Đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này để tăng thêm thu nhập thụ động.

    Tham Gia Ngay

(Meraki)Cấu hình Stack cho các sản phẩm Switch MS-Series

TigerDao

Administrator
Thành viên BQT
– Các switch của Cisco Meraki cho phép bạn cấu hình được nhiều thứ từ môt port đơn đến hàng nghìn port chỉ thông qua trang quản lý cloud. Thêm vào đó, bây giờ các switch của Meraki cho phép stack vật lý trên một số dòng sản phẩm. Vì vậy bạn có thể dễ dàng quản lý tất cả các switch của bạn và có thêm phương án dự phòng vật lý nếu cần thiêt.

KHÁI NIỆM VỀ STACK CHO MERAKI SWITCH.
Stacking to Fit your Network
– Các switch Meraki có các tùy chọn đa dạng cho việc triển khai từng hệ thống cụ thể sao cho phù hợp. Bài viết này sẽ thảo luận về các tính năng Stacking của MS có thể được tận dụng sao cho phù hợp nhất với việc triển khai của bạn, có khác loại stack sau: Virtual Stacking (Stack Ảo), Physical Stacking (Stack thiết bị Vật lý), và Flexible Stacking (Stack linh hoạt).

Virtual Stacking Là Gì?
– Các sản phẩm switch MS rất dễ dàng để quản lý và triển khai hàng trăm port trong 1 mạng. Điều này có thể thực hiện thông qua việc sử dụng Virtual Stacking (Stack Ảo), đây là khả năng dễ dàng đẩy cấu hình đến hàng trăm port trong mạng bất kể vị trí đặt ở môi trường vật lý.


(IMG)

Bằng cách lọc đơn giản, admin có thể dễ dàng thay đổi port tùy ý chỉ bằng vài cú click chuột.


Physical Stacking Là Gì?
– Physical Stacking (Stack Vật lý) giúp cung cấp quản ly dễ dàng và dự phòng sự cố cho thiết bị vật lý. Sử dụng 2 cổng stack vật lý trên mỗi switch, một stack có thể cung cấp gateway dự phòng ở Layer 3 và dự phòng kép cho Layer 2. Chỉ bắt buộc kết nối ra 1 cổng Uplink khi các switch được stack với nhau bằng cable.
Bước cấu hình chi tiết sẽ được giới thiệu ở phần dưới.

Flexible Stacking (Stack Linh hoạt) Là Gì?
– Khả năng sẵn sàng và Dự phòng hữu ích nhất ở lớp phân phối một mạng. Trên các dòng switch MS420 và MS425, bất kỳ 2 port có thể được cấu hình thành stack port. Việc này cho phép thiết lập dự phòng đầy đủ cho gateway và giảm tối thiểu tác động khi có sự có trong mạng.
– Để kích hoạt Flexible Stacking, chọn 2 port trên mỗi switch và mở tính năng “Stacking” trong cài đặt:


(IMG)

Các bước hướng dẫn cụ thể cấu hình sẽ được giới thiệu ở phần dưới

CÁC DÒNG SẢN PHẨM HỖ TRỢ STACK:
– Trừ khi có các lưu ý đặc biệt cụ thể, thì chỉ nhưng model tương tự, bất kể số lượng cổng, có thể được stack. Ví dụ: MS350-48 và MS350-24X có thể cấu hình stack được, nhưng MS250-48 không thể stack với MS350-48.

– Model — Virtual Stacking — Physical Stacking — Flexible Stacking
MS120 — x — x
MS210 (stack với MS225) — x
MS220 x — x
MS225 (stack với MS210) — x
MS250 — x
MS320 x — x
MS350 — x
MS355 — x
MS390 — x
MS410 — x
MS420 x —
MS425 x —
MS450 — x

– Các model switch hỗ trợ Physical hoặc Flexible Stacking:

– Stacking Cable Data RateCompatible Series


40 GigabitMS210,MS225,MS250,MS350,MS410, MS425
100 GigabitMS355, MS450
120 GigabitMS390


– Tìm hiểu thêm thông tin về cáp cho stack truy cập vào link SFP and Stacking Accessories datasheet.


CẤU HÌNH STACK SWITCH VẬT LÝ:

– Có 8 model switch Meraki MS có thể được cấu hình stack vật lý để cho phép giao tiếp tốc độ cao giữa các thiết bị.
– Stack linh hoạt khả dụng trên 2 dòng MS là MS420 và MS425, do nó không có cổng stack chuyên dụng, bất cứ port nào của switch cũng có thể cấu hình thành stack port. Vì vậy, bạn có thể xem mục”CẤU HÌNH STACK SWITCH LINH HOẠT” ở phần sau.

Các bước Cấu hình Stack Switch Vật lý:
– Các bước sau sẽ giải thích làm cách nào chuẩn bị để nhóm các switch vật lý lại thành một physical stacking, làm sao để stack chúng lại với nhau, và làm cách nào cấu hình stack trong trang Dashboard.

1. Trong bài viết, mình giả định các thiết bị switch đã được thêm vào và đang được quản lý trong cloud rồi.
2. Cắm kết nối mỗi switch với từng cổng uplink để chúng online và đảm bảo chúng có thể kiểm tra với trang Meraki Dashboard.
3. Tải firmware mới cho mỗi switch nhất sử dụng “Firmware Upgrade Manager” trong đường dẫn “Organization > Monitor > Firmware Upgrades“. Làm bước này để các switch chạy cùng 1 firmware.
4. Với tất cả các switch đang tắt nguồn và các liên kết đều không sẵn sàng, cắm kết nối các switch lại với nhau qua cáp stack trong mô hình vòng (như hình dưới đây). Để tạo một vòng đầy đủ, bắt đầu cắm từ

Port-1 (SW-1) -> Port-2 (SW-2)
Port-1 (SW-2) -> Port-2 (SW-3)
Port-1 (SW-3) -> Port-2 (SW-4)
Port-1 (SW-4) -> Port-2 (SW-1)
(IMG)


5. Kết nối 1 cổn Uplink cho 1 switch stack.
6. Mở nguồn tất cả các switch, sau đó đợi vài phút để chúng tải firmware mới và cập nhật từ trang Dashboard. Các switch có thể khởi động lại ở quá trình này.

Các đèn LED power sẽ cùng nháy khi quá trình này.
Khi các switch download và cài đặt firmware mới xong, đền nguồn sẽ đứng màu trắng hoặc xanh là.

7. Chuyển hướng đến trang Switch > Monitor > Switch stacks.
8.1. Cấu hình switch stack trong Dashboard. Nếu trang Dashboard nhận thấy các cáp stack kết nối đúng thì trong mục Detected potential stacks, click Provision this stack để cấu hình stack tự động cấu hình.

(IMG)


8.2 Ngoài ra, để cấu hình stack thủ công:

Vào đường dẫn Switch > Monitor > Switch stacks.
Click Add one hoặc Add a stack:
Chọn ô checkbox của các switch bạn muốn stack trong mục “Stack members“, đặt tên cho stack trong “Name“, và sau đó click Create.:
(IMG)


9. Cấu hình hoàn thành và port stack đã bắt đầu khởi chạy.

!!!Lưu ý: Sau khi Switch Stack đã khởi chạy, có thể cắm nhiều cổng uplink để dự phòng lỗi kết nối.

Cấu hình cho Model Meraki MS390s

1. Vào theo đường dẫn trang Switch > Monitor > Switch stacks
2. Cấu hình switch stack trong trang Dashboard.

Click Add one:
(IMG)


Chọn các checkbox của các switch bạn muốn stack, đặt tên cho stack và sau đó click Create.
(IMG)


3. Đảm bảo các switch đã tải về các cấu hình gần nhất. Để kiểm tra lại, vào trang Switch > Switches và chọn switch MS390. Xem trong cột ‘CONFIG‘ bên trái trang chi tiết và kiểm tra trang thái có dòng chữ ‘Up to date‘.
4. Tắt nguồn các switch và ngắt kết nối các cổng uplink.
5. Kết nối các switch với nhau theo mô hình vòng như hình:
(IMG)


6. Cắm kết nối một cổng uplink vào trong một switch stack.
7. Mở nguồn tất cả các swich lên.

! Mỗi member của stack sẽ hiển thị chung một IP quản lý trên trang Dashboard như là 1 thiết bị điều khiển trên có trạng thái là primary.
!! Dựa vào số lượng các switch member trong 1 stack và các cổng tham gia vào stack thì thời gian khởi động sẽ khác nhau.

!!! Khởi động lại một stack member (từ trang dashboard hoặc nguồn vật lý) sẽ khởi động lại tất cả các member khác trong stack đó.

Thêm Switch member mới vào Stack

1. Giả sử switch MS390 mới này đã được thêm vào trang Dashboard.
2. Lúc này để xác thực quản lý và tải mới cấu hình, cắm cổng uplink để switch online và kiểm tra trạng thái này trang Meraki Dashboard.
3. Đợi switch cập nhật firmware mới nhất như ở bước trên đã làm khi tạo mới stack.
4. Trước khi thêm member mới vào stack đang có sẵn hãy đảm bảo tổng số lượng các VLAN được giới hạn là 1000. Ví dụ: Nếu bạn đang có sẵn stack với mỗi port có Native VLAN là 1, 1-1000 và các port của member mới cũng được đặt là Native VLAN 1, allow các VLAN: 1, 2001-2500 thì khi đó tổng số VLAn trong stack sẽ đươc tính như sau: 1000 (1-1000) + 500 (2001-2500) = 1500. Trên Dashboard sẽ không cho phép member mới được thêm vào stack và có thông báo lỗi như sau:
(IMG)


5. Đến trang theo đường dẫn Switch > Switch stacks và chọn stack đang có bạn muốn thêm switch vào.
6. Kiểm tra các switch trong stack đã có cấu hình mới.
7. Bên dưới mục “Manage members” thêm switch mới vào stack.
8. Tắt nguồn switch và cắm kết nối qua cổng stack vật lý của switch mới để thêm mới vào liên kết vòng.
9. Mở nguồn switch member mới lên.


CẤU HÌNH STACK SWITCH LINH HOẠT (FLEXIBLE STACK)
– Flexible stacking khả dụng trên các model switch MS420 và MS425, nhưng nó không có port stack chuyên dụng; bất kỳ SFP+ interface trên các switch đó có thể cấu hình thành một stack port.

– Trên các switch dòng MS420 và MS425 bạn có thể linh hoạt sử dụng giữa các cổng ethernet (mặc định) hoặc cổng stack. Đây là tùy chọn bên dưới cấu hình các port và có thể dễ dàng tùy chỉnh bằng cách chọn cài đặt như hình.


(IMG)


– Khi cấu hình xong và các switch đã tải cấu hình mới bạn nên tuân theo cấu trúc liên kết vòng như đã đề cập ở trên cho hệ thống cáp tổng thể. Các port cấu hình thành các stack port sẽ hiển thị với biểu tượng mới trên trạng thái các node để cho thấy port được cấu hình cho stacking.

(IMG)


Các bước cấu hình cho Flexible Switch Stack

– Các bước sau đây giải thích làm cách nào chuẩn bị cho các switch cho flexible stacking, làm cách nào để stack chúng lại vào với nhau, và làm cách nào cấu hình chúng trong Dashboard:

1. Giả sử các switch đã được thêm vào trang Dashboard.
2. Kết nối cổng uplink với mỗi switch. Đảm bảo các port uplink khác với các port dự kiến cấu hình thành stack port.
3. Mở nguồn tất cả các switch, sau đó đợi vài phút để các switch tải firmware mới nhất và cập nhật từ Dashboard. Các switch có thể reboot trong suốt quá trình thực hiện.

Khi đèn LED nguồn phía trước switch nhấp nháy thì quá trình cập nhật đang xử lý.
Khi các switch đang tải và cài đặt firmware, đèn LED sẽ đứng màu trắng hoặc xanh lá.

4. Chọn (nhưng chưa kết nối) 2 port mỗi switch để làm stack port. Các switch stack nên cắm kết nối theo dạng vòng (như hình dưới) nhưng phải đảm bảo không trùng với port uplink thông thường. Và chưa được cắm kết nối ngay các port này.
(IMG)


!!! Đây là khuyên cáo để cấu hình và sử các loại port giống hệt nhau. Ví dụ, các interface 2 x 10Gb/s (SFP+) hoặc 2 x 40Gb/s (QSFP) có thể được kết nối với nhau như các port flexible stacking.


5. Cấu hình các port stack giống nhau như sau trong Dashboard dưới Switch > Configure > Switch ports:
(IMG)
6. Cắm kết nối các port stack qua các port dành cho chức năng stacking giống mô hình ở bước 4.
7. Vào đường dẫn Navigate to Switch > Monitor > Switch stacks.
8.1. Cấu hình switch stack trong Dashboard. Nếu Dashboard đã phát hiện ra stack dưới tab Detected potential stacks, click Provision this stack để tự động cấu hình stack.
8.2. Ngoài ra, để cấu hình stack thủ công:

Vào đường dẫn Switch > Monitor > Switch stacks.
Click Add one / Add a stack:
(IMG)
Chọn các checkbox của các switch bạn muốn stack lại, tên của stack trong “Name“, và sau đó click Create:
(IMG)


9. Ngắt tất cả các cổng uplink chỉ giữ lại 1 cổng uplink.

XEM VÀ TẠO CÁC STACK.
– Trang của các Switch Stack cho bạn đường dẫn truy cập nhanh vào tất cả các cấu hình stack trong mạng, cũng như cung cấp các tùy chọn để cấu hình đơn giản cho các Stack mới đang triển khai. Click vào “Add a stack” hoặc khi có một phát hiện stack bạn sẽ cấu hình dễ dàng một stack vật lý mới..

(IMG)

(IMG)

KIỂM TRA TÌNH TRANG CỦA STACK
Xem xét một Stack
– Để kiểm tra trang thái của Stack một cách trực quan, chỉ cần click vào bất kỳ hàng nào trên Danh sách Stack. Thao tác này sẽ đựa bạn đến trang Overview của stack được chọn. Từ đây bạn có thể dễ dàng cảm thấy được các port được kết nối và các switch chứa trong stack.


(IMG)

Quản lý Các Stack Member
– Để thêm hoặc xóa bỏ các Stack Member đơn giản click vào tab “Manage Members” và chọn các switch mà bạn muốn thao tác nhằm tác động đến stack và click “Add” hoặc “Remove” các switch này.

(IMG)

Xem tiếp...
 

Similar threads

Top