Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và nên kiêng gì?

Tdcarevn

New member
Chế độ dinh dưỡng hợp lý có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Tuy nhiên bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để đường huyết luôn ổn định? Không phải bệnh nhân nào cũng có thể nhận biết loại thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh của mình. Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi tới độc giả 5 loại thực phẩm nên ăn và 5 loại thực phẩm nên kiêng đối với bệnh nhân tiểu đường.

5 loại thực phẩm nên thêm vào chế độ ăn cho người bị tiểu đường
1. Các thực phẩm nguyên hạt

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì? Câu trả lời đầu tiên là các thực phẩm nguyên hạt. Đây là một sự lựa chọn tối ưu cho người bệnh tiểu đường so với những loại thức ăn đã qua tinh chế. Thực phẩm nguyên hạt có chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, phong phú. Trong khi đó các loại thực phẩm đã qua tinh chế chỉ gồm tinh bột hấp thụ nhanh, ít giá trị dinh dưỡng và không có lợi với bệnh nhân tiểu đường.

Thực phẩm nguyên hạt

Một số thực phẩm nguyên hạt thơm ngon có thể kể đến là yến mạch, gạo lứt, bánh mì đen. Bạn có thể sử dụng chúng vào bất kỳ bữa nào trong ngày để góp phần giúp đường huyết ổn định.

2. Chất béo tốt
Có rất nhiều quan điểm cho rằng chế độ ăn cho người bị tiểu đường cần phải tránh xa các loại chất béo. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Bên cạnh các chất béo xấu, còn có rất nhiều chất béo tốt và tác động tích cực đến sức khỏe như khả năng ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu và phòng ngừa biến chứng tim mạch.

Chất béo tốt cho sức khỏe là những chất béo không bão hòa. Chúng có nhiều trong các loại thực phẩm như cá (cá thu, cá hồi, cá ngừ,…), quả bơ, các loại hạt như hạt óc chó, hạt điều và một số loại dầu oliu, dầu dừa.

3. Rau xanh
Rau xanh là thực phẩm rất gần gũi trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Không chỉ rẻ tiền và dễ kiếm, rau xanh còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số ưu điểm nổi bật của rau xanh có thể kể tới là:

  • Rau xanh chứa rất ít tinh bột, giúp lượng đường trong máu không tăng lên đột ngột sau khi ăn
  • Rau xanh giàu chất xơ giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, kiểm soát cân nặng rất tốt
  • Rau xanh luôn chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt là vitamin C. Đây là một loại vitamin rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường type 2 hoặc người bệnh cao huyết áp.
  • Bên cạnh đó, chúng cũng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa các biến chứng về mắt ở bệnh nhân tiểu đường như đục thuỷ tinh thể hay thoái hóa điểm vàng.
Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ đã khuyến cáo chế độ ăn cho người bị tiểu đường nên sử dụng ít nhất từ 3 đến 5 khẩu phần rau xanh mỗi ngày. Mỗi khẩu phần tương đương với một nửa chén rau nấu chín.

Rau xanh

4. Cacao
Một hoạt chất đặc biệt có tên epicatechin flavonoid trong cacao giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra cacao có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh tiểu đường type 2. Đồng thời nó cũng làm giảm hiện tượng kháng insulin của cơ thể.

Cacao rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường


Cách đơn giản nhất để thêm cacao vào chế độ ăn cho người bị tiểu đường là cho bệnh nhân sử dụng socola. Nên sử dụng socola đen do chúng có chứa hàm lượng cacao lớn hơn socola sữa và đồng thời chúng cũng chứa ít đường.

5. Thực phẩm giàu protein
Protein là chất dinh dưỡng có nhiều trong các loại cá, thịt, hạt, đậu và 1 số loại rau. Chúng giúp người ăn cảm thấy no lâu hơn mà không làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên sử dụng protein có nguồn gốc từ thực vật hơn các loại protein động vật, do protein từ động vật thường đi kèm với nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng khả năng làm phát triển bệnh tiểu đường nếu sử dụng một lượng quá nhiều.

Đối với các protein động vật, bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các loại thực phẩm giàu protein nhưng chứa ít chất béo như cá ngừ, cá hồi, cá thu, các gia cầm như gà, vịt, đặc biệt là phần ức của chúng. Đây là nguồn protein lý tưởng và chứa rất ít chất béo. Ngoài ra nên bổ sung những protein thực vật từ các loại đậu, hạt như đậu đen, đậu nành.

Tiểu đường nên bổ sung protein từ thực vật

5 loại thực phẩm nên kiêng
1. Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn rất giàu đạm, sắt và vitamin B12. Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, do đó bệnh nhân tiểu đường có thể không cần kiêng thịt đỏ hoàn toàn. Tuy nhiên loại thịt này có chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Khi chất béo bão hòa được nạp vào cơ thể với một lượng lớn, các mạch máu rất dễ bị xơ vữa, làm gia tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý tim mạch. Nguy cơ này đặc biệt cao ở những bệnh nhân đang mắc tiểu đường. Nguyên nhân là do mạch máu của người bệnh tiểu đường rất dễ bị tổn thương. Nếu kết hợp cùng lượng mỡ máu cao sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng về tim mạch đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Đây cũng chính là lý do khiến các chuyên gia luôn khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường cần chú ý khi ăn các loại thịt này.

Thịt đỏ


2. Đồ ngọt
Chế độ ăn cho người bị tiểu đường cần tuyệt đối tránh các loại thực phẩm ngọt với hàm lượng đường cao như nước ngọt, kẹo, bánh,… Do chúng có khả năng gia tăng đột ngột lượng đường trong máu, dẫn đến nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm cũng như làm bệnh thêm trầm trọng.

3. Thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm chứa nhiều chất béo cũng thuộc nhóm thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa. Các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo với hàm lượng cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, đặc biệt đối với các bệnh nhân tiểu đường. Do đó những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ đồ ăn nhanh, đồ chiên rán cần được hạn chế tối đa.

Đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo và các chất phụ gia

4. Các loại hoa quả sấy
Nhiều bệnh nhân tiểu đường lầm tưởng rằng hoa quả có thể ăn tùy thích. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Một số hoa quả chứa hàm lượng đường rất cao, đặc biệt là các loại hoa quả sấy. Chúng được coi là kẻ thù của những bệnh nhân đái tháo đường. Do đó bạn hãy hạn chế hết mức có thể các loại hoa quả sấy, đặc biệt là những loại quả chứa hàm lượng đường cao như chuối, mít, sầu riêng… Đây cũng chính là lời giải đáp cho câu hỏi bệnh nhân tiểu đường kiêng gì thì tốt nhất.

5. Thực phẩm có cồn
Tuy không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn rượu bia, nhưng những thực phẩm có cồn này cần được sử dụng đúng cách, điều độ mới có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Loại thức uống có cồn duy nhất được các chuyên gia khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường là rượu vang. Với khoảng 200ml rượu vang mỗi ngày sử dụng trong các bữa ăn, chúng sẽ có tác dụng giúp bảo vệ tim mạch và ổn định mỡ máu.

Một điều cần lưu ý khi sử dụng các thực phẩm có cồn đó là không nên uống khi bụng đang đói. Do sau khi uống rượu, thức ăn sẽ hấp thu chậm hơn. Bên cạnh đó sự tổng hợp cũng như ly giải glycogen của gan bị suy giảm dễ gây ra tình trạng hạ đường huyết vô cùng nguy hiểm. Do đó nếu uống bia rượu, bạn nên ăn nhẹ trước một chút tinh bột.

Trên đây là những thông tin cần thiết về việc bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất.
 

Similar threads

Thành viên mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top