Người bị phổi yếu phải làm sao để giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh

locpham01

New member
Hiện nay, trên toàn thế giới tình trạng số lượng người chết liên quan đến phổi ngày càng tăng khiến cho rất nhiều người lo lắng không biết phổi mình có bị sao không, có bị yếu không.
Nếu như nói điều trị bằng thuốc bổ phổi là điều kiện cần thì dinh dưỡng chính là điều kiện đủ. Khi phổi bạn bị yếu đi không thể phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc được. Những gì khi bạn tiêu thụ vào bên trong cơ thể hoặc khiến cho tình trạng khó thở thêm trầm trọng hoặc là giúp cho xoa dịu hệ hô hấp. Sau đây là một số lưu ý chúng bạn nên biết:

Phổi yếu là bệnh gì?

Phổi yếu là chỉ những cơn rối loạn ảnh hưởng đến hệ hô hấp của phổi, các cơ quan giúp chúng ta thở. Một khi phổi xuất hiện những vấn đề hô hấp có thể dẫn tới tình trạng không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Do đó gây ra những căn bệnh phổi như dưới đây:

Bệnh hen suyễn, hen phế quản, viêm phế quản cấp tính, mạn tính và khí phế thũng.
Gặp phải các bệnh nhiễm trùng như bệnh viêm phổi, bệnh cúm.
Ung thư phổi, lao phổi, tràn dịch màng phổi, áp xe phổi..
Sarcoidosis và xơ hóa phổi.
Phổi là một phần của hệ cơ quan phức tạp trong cơ thể, hoạt động bằng cách nở rộng và xẹp lại hàng ngàn lần mỗi ngày và có tác dụng hấp thụ oxy cho cơ thể đồng thời thải ra khí carbon dioxide. Một khi bất kỳ phần nào bên trong hệ hô hấp bị gặp vấn để thì phổi sẽ bị yếu đi và có thể xảy ra các bệnh về phổi. Bệnh phổi là một trong số những bệnh thường hay gặp nhất ở mọi đối tượng trên toàn thế giới.

Người bị phổi yếu phải làm sao để giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh

Ngay khi đã tìm hiểu và biết được phổi yếu là bệnh gì thì những dấu hiệu hay triệu chứng của phổi bị yếu dưới đây thường rất khác nhau và còn phải tùy thuộc vào từng loại bệnh phổi.

Những người bị phổi yếu hoặc đã mắc phải các bệnh như trên thì cần phải hành động ngay lúc này để hạn chế tình trạng bệnh cũng như lo lắng " phổi yếu là bệnh gì " và cũng giảm thiểu nguy bị mắc bệnh hoặc bệnh nặng hơn. Đây cũng là những cách chữa phổi yếu hiệu quả mà nên thực hiện hàng ngày.
Dừng ngay việc hút thuốc
Không được tiếp xúc với khói thuốc lá ở môi trường công cộng hoặc trong nhà
Kiểm tra thường xuyên nhà của bạn để tránh khí radon lọt vào
Tránh sự tiếp xúc với các chất gây ung thư ở bên trong không khí tại nhà, tại nơi làm việc
Tránh đến những khu vực bị ô nhiễm nặng, những khu công nghiệp hóa.
Cần cải thiện chất lượng không khí ở trong nhà, nơi làm việc bằng cách dọn dẹp sạch sẽ, trồng cây xanh. Ví dụ như trồng một cây dương xỉ, cây xương rồng, bình hoa li...
Thường xuyên tập thể dục hàng ngày và cũng như thường xuyên vận động.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng hàng ngày và ăn nhiều loại trái cây bổ dưỡng, rau và ngũ cốc
Tránh làm việc căng thẳng và lo lắng nhiều. Tập thiền và tập yoga để thư giãn tâm trí và cơ thể của mình.
Thực hành thở sâu trong khoảng 10 phút, nên tập một vài lần mỗi ngày.
Nên thường xuyên làm sạch phổi và giải độc phổi bằng việc uống trà gừng 2 đến 3 lần mỗi ngày
Không được dùng bất cứ loại thuốc nào mà không tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Luôn duy trì vệ sinh hợp lý đúng cách và cũng thường xuyên đi khám sức khỏe theo định kỳ.
Bạn nên cân nhắc bổ sung vào mỗi bữa ăn cùng với các khoáng chất như magie, kẽm và selen. Bởi những khoáng chất này rất cần thiết cho chức năng của phổi và sức khỏe cho bạn. Không những thế cần phải bổ sung thêm vitamin D3 mỗi ngày để bổ sung do thiếu vitamin D do bị suy chức năng hô hấp.
 

Similar threads

Thành viên mới

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top