Nguyên nhân điều hòa không mát

annakim611

New member
Điều hòa hay còn gọi là máy lạnh là một nhân vật chắc hẳn không thể thiếu trong những ngày nóng bức. Với tính năng làm lạnh hiệu quả, điều hòa đã giúp con người vượt qua cái nắng nóng khó chịu. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng không ít người phàn nàn rằng điều hòa chỉ có gió nhưng không lạnh hay điều hòa không lạnh sâu. Vậy nguyên nhân điều hòa không mát là gì? Cùng phân tích để tìm ra đáp án.

Nguyên lý hoạt động

Điều hòa hoạt động thông qua hai bộ phận chính là dàn nóng và dàn lạnh. Khi động cơ được khởi động, dàn lạnh sẽ chạy liên tục để điều hòa không khí lạnh trong căn phòng. Trong khi đó, dàn nóng hoạt động ngắt quãng hơn, lúc nghỉ, lúc chạy với mục đích chính là điều khiển nhiệt độ phòng như đã cài đặt.

Dàn lạnh được cấu tạo từ bộ cảm biến nhiệt và bảng (board) tín hiệu. Bộ cảm biến nhiệt là nhân vật đảm nhiệm vai trò chính để phát tín hiệu về board xử lý. Cụ thể là, nếu nhiệt độ căn phòng cao hơn nhiệt độ bạn chọn trên điều khiển (ví dụ phòng bạn đang là 30 độ còn bạn muốn chạy điều hòa về 20 độ) thì bộ cảm biến nhiệt truyền tín hiệu để board khởi động dàn nóng. Lúc này dàn nóng sẽ dẫn khí gas tới dàn lạnh. Khí gas lỏng gặp không khí lạnh bốc hơi đồng thời hút lượng nhiệt mà dàn lạnh thu về từ căn phòng. Vì vậy, nhiệt độ chạy qua dàn lạnh sẽ được giảm nhiệt và cửa thông gió sẽ thổi khí mát về căn phòng. Quá trình cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến khi nhiệt độ căn phòng về đúng nhiệt độ được chọn trên bảng điều khiển, đồng thời, dàn nóng cũng ngừng hoạt động.

Nếu bộ cảm biến nhiệt phát hiện nhiệt độ trong không khí tăng cao, sẽ phát tín hiệu cho board xử lý. Quá trình như trên được vận hành lại lần nữa. Chúng ta thấy rằng, cả dàn nóng và dàn lạnh đều là hai bộ phận không thể tách rời trong quá trình vận hành máy điều hòa. Theo nguyên lý trên, khi sử dụng điều hòa không nên điều chỉnh nhiệt độ thấp quá đột ngột so với nhiệt độ trong phòng để dàn nóng không bị hoạt động quá công suất dẫn đến tiêu hao điện năng. Nếu dàn nóng hoạt động quá công suất sẽ phát ra tiếng kêu cạch cạch.thì đây chính biểu hiện cho thấy dàn nóng hoạt động quá ngưỡng cho phép. Do đó, khi nghe tiếng cạch cạch bạn nhanh trí tăng nhiệt độ điều hòa lên.

Điều hòa có mấy loại

Phân loại theo kiểu dáng và công suất chúng ta chia điều hòa thành 3 loại chính:

  • Điều hòa treo tường hai khối
  • Điều hòa âm trần
  • Điều hòa tủ đứng
Phân loại theo chức năng chúng ta có:

  • Điều hòa chỉ có chức năng làm lạnh
  • Điều hòa hai chiều tích hợp hai chức năng làm lạnh vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông

Nguyên nhân điều hòa không mát

Những ngày nóng bức mong muốn được tận hưởng không khí mát lạnh từ chiếc điều hòa. Tuy nhiên không hiểu sao những ngày sau này, rõ ràng đã khởi động đúng quy trình, điều hòa chạy nhưng không mát là thế nào? Đừng vội lo lắng, chúng ta cần hiểu đúng nguyên nhân điều hòa không mát:

1. Chọn sai chế độ làm mát

Việc chọn sai chế độ hoạt động khi sử dụng điều hòa là điều dễ thấy. Nếu bạn muốn làm lạnh nhanh nhưng lại chọn nhầm nút dry thì chắc hẳn sẽ đau đầu đấy. Điều hòa là thiết bị làm lạnh thông minh được lập trình sẵn các chế độ làm mát như: chỉ mát, có gió,..do đó người dùng cần nắm rõ các nút chức năng trên chiếc remote (điều khiển) chọn đúng chế độ mong muốn. Một số nút điều khiển cơ bản bạn cần nhớ như:

  • Cool (hình bông tuyết) : làm lạnh
  • Biểu tượng mặt trời: chế độ sưởi ấm (chỉ có trên điều hòa hai chiều)
  • Dry: hút ẩm hoặc làm khô
  • Pan (Pan speed): tốc độ quạt
  • Air swing: điều chỉnh luồng gió và vị trí góc mở gió
  • Turbo hoặc powerful: chế độ làm lạnh nhanh
2. Chọn nhiệt độ quá thấp

Có thể bạn lầm tưởng rằng, bật nhiệt độ thấp nhất sẽ làm căn phòng nhanh mát hơn. Tuy nhiên dựa theo nguyên lý hoạt động mà Chăm nhà phân tích ở trên, chúng ta thấy một điều trái ngược là: khi điều khiển nhiệt độ về mức thấp nhất, dàn nóng sẽ hoạt động quá công suất lâu dài sẽ làm máy phát ra tiếng động lạ hoặc khiến bộ máy của điều hòa bị hỏng hóc.

Đọc đến đây, có thể một số người không bình tĩnh mà nói rằng, vậy bật nhiệt độ cao hơn thì bao giờ mới mát? Đây cũng là một nhận định sai lầm. Khi sử dụng bạn nên điều khiển máy về nhiệt độ vừa p hải trước vào khoảng 22-24 độ. Khi nhiệt độ không khí không bị chênh lệch quá cao thì dàn nóng mới hoạt động vừa công suất và quá trình làm lạnh sẽ diễn ra nhanh hơn.

Do đó, bước căn phòng đừng vội chọn ngay 16 hay 18 độ mà hãy để máy hoạt động ở nhiệt độ 22-24 độ C trước. Trong lúc chờ đợi có thể bật thêm quạt. Tuy nhiên điều hòa hiện nay có chức năng làm lạnh trong thời gian ngắn nên chắc chẳn bạn sẽ không phải chờ quá lâu đâu. Khi căn phòng đã có độ mát nhất định, bạn có thể tăng hoặc giảm nhiệt độ phù hợp với mục đích sử dụng. Lưu ý không nên để nhiệt độ máy lạnh ở mức thấp trong thời gian dài sẽ gây áp lực cho dàn nóng.

3. Công suất điều hòa không đủ

Nếu ngồi trong phòng với chiếc điều hòa mà bạn vẫn thấy nóng vã mồ hồi thì cần nghĩ ngay đến việc công suất máy không phù hợp căn phòng. Nếu như bạn lắp đặt chiếc điều hòa có công suất nhỏ vào ngay gian phòng lớn thì điều hiển nhiên là không đủ làm mát cả căn phòng. Do đó để không gặp tình trạng điều hòa không mát, bạn cần lắp đặt máy điều hòa có công suất phù hợp với diện tích căn phòng. Ví dụ với căn phòng có diện tích dưới 15m2 bạn nên dùng máy lạnh có công suất từ 9.000 BTU. Những căn phòng có diện tích lớn hơn từ 20-30m2 cần máy lạnh có công suất từ 12.000BTU. Bạn nên tham khảo với cửa hàng điện máy trước khi chọn mua máy lạnh.

4. Máy lạnh lắp đặt không đúng vị trí

  • Giàn máy lạnh đặt ở góc tường
Ở những không gian nhỏ hẹp hạn chế về diện tích, thường người ta sẽ lắp máy lạnh ở góc tường. Nhìn vào cách lắp đặt này chúng ta dễ thấy rằng, máy lạnh sẽ làm mát góc tường trước rồi mới làm mát căn phòng trong khi bức tường là nơi hấp thụ lượng nhiệt lớn. Vì vậy, để tránh trường hợp máy lạnh không mát do nguyên nhân trên, bạn nên thay đổi vị trí lắp cho phù hợp hơn. Bạn cũng lưu ý không lắp đặt máy lạnh ngay trên đầu giường. Máy lạnh tỏa không khí lạnh quá gần đầu sẽ gây cảm giác nhức đầu, choáng váng.

  • Giàn lạnh đối diện hướng gió thổi
Nếu căn phòng của bạn là nơi có đón nhiều làn gió thổi đến, thật tốt vì đó là căn phòng mát mẻ. Tuy nhiên nếu có lắp đặt điều hòa, thì đó lại là trở ngại. Vì khi để điều hòa ở vị trí ngay đối diện với hướng gió thì gió sẽ làm không khí lạnh tỏa ra nhiều hướng. Lúc đó điều hòa cần hoạt động liên tục với công suất mạnh mẽ hơn để đảm bảo đủ cung cấp đủ độ mát trong căn phòng. Lời khuyên từ chuyên gia điện máy là nên để giàn lạnh điều hòa vuông góc với hướng gió.

5. Điều hòa bị chảy nước

Nếu trong quá trình sử dụng bạn bắt gặp điều hòa nhà bạn có nước chảy dưới giàn lạnh, không sao, chỉ là điều hòa đang gặp vài sự cố nhỏ như: lắp đặt ống thoát nước dốc khiến nước chảy ra giàn lành, lưới lọc không khí lâu ngày không vệ sinh bám bụi bẩn khiến hơi nước không thoát ra được ngưng tụ tạo thành giọt nước chảy ra ngoài.

Xem thêm bài viết tại https://chamnha.com/
Xem thêm nhiều chia sẻ hữu dụng tại website của chúng tôi https://chamnha.com/
Xin chân thành cảm ơn!
 

Similar threads

Top