hotrotinviet
Member
Khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng kinh doanh sau khi đã thành lập công ty, thì Chi nhánh hay địa điểm kinh doanh là một trong những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Theo đó, tùy vào nhu cầu hoạt động kinh doanh mà Doanh nghiệp lựa chọn thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh. Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Chi nhánh, địa điểm kinh doanh là gì?
Điều 45 Luật doanh nghiệp có quy định:
“Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.
“Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.
Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh
Trước khi quyết định thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh, chúng ta cần phân biệt điểm khác nhau giữa 2 hình thức này.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động
– Chi nhánh: Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền. Chính vì vậy, chi nhánh phát sinh thêm hoạt động báo cáo thuế như công ty (trừ chi nhánh phụ thuộc không phải lập báo cáo tài chính công ty cuối năm).
– Địa điểm kinh doanh: Chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ đạo, không có chức năng đại diện theo ủy quyền.
Hình thức hạch toán
– Chi nhánh: Được lựa chọn hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc. Chi nhánh có thể có mã số thuế riêng, hóa đơn riêng trong trường hợp lựa chọn hạch toán độc lập.
– Địa điểm kinh doanh: Việc hạch toán hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ. Trụ sở chính, hình thức kê khai thuế tập trung, sử dụng hóa đơn của công ty.
Quyền sử dụng con dấu
– Chi nhánh: Được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng của mình.
– Địa điểm kinh doanh: Không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.
Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?
Doanh nghiệp nên dựa vào nhu cầu thực tế để quyết định lựa chọn thành lập loại hình đơn vị trực thuộc nào dựa vào sự khác nhau đã nêu ở trên. Doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh mà chỉ có chức năng kinh doanh, không có chức năng đại diện thì doanh nghiệp có thể lựa chọn lập địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh ở địa phương khác nơi đặt trụ sở chính và có cả chức năng đại diện theo ủy quyền thì doanh nghiệp nên thành lập chi nhánh. Việc hoạt động độc lập như vậy giúp thuận tiện cho khách hàng khi chỉ cần đến chi nhánh gần nhất để giao dịch thay vì phải đến trực tiếp trụ sở chính của công ty. Tuy nhiên, thành lập chi nhánh sẽ phát sinh thủ tục kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Đối với chi nhánh hạch toán độc lập, cuối năm chi nhánh cần lập báo cáo tài chính cho hoạt động của mình.
Chi nhánh, địa điểm kinh doanh là gì?
Điều 45 Luật doanh nghiệp có quy định:
“Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.
“Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.
Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh
Trước khi quyết định thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh, chúng ta cần phân biệt điểm khác nhau giữa 2 hình thức này.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động
– Chi nhánh: Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền. Chính vì vậy, chi nhánh phát sinh thêm hoạt động báo cáo thuế như công ty (trừ chi nhánh phụ thuộc không phải lập báo cáo tài chính công ty cuối năm).
– Địa điểm kinh doanh: Chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ đạo, không có chức năng đại diện theo ủy quyền.
Hình thức hạch toán
– Chi nhánh: Được lựa chọn hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc. Chi nhánh có thể có mã số thuế riêng, hóa đơn riêng trong trường hợp lựa chọn hạch toán độc lập.
– Địa điểm kinh doanh: Việc hạch toán hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ. Trụ sở chính, hình thức kê khai thuế tập trung, sử dụng hóa đơn của công ty.
Quyền sử dụng con dấu
– Chi nhánh: Được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng của mình.
– Địa điểm kinh doanh: Không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.
Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?
Doanh nghiệp nên dựa vào nhu cầu thực tế để quyết định lựa chọn thành lập loại hình đơn vị trực thuộc nào dựa vào sự khác nhau đã nêu ở trên. Doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh mà chỉ có chức năng kinh doanh, không có chức năng đại diện thì doanh nghiệp có thể lựa chọn lập địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh ở địa phương khác nơi đặt trụ sở chính và có cả chức năng đại diện theo ủy quyền thì doanh nghiệp nên thành lập chi nhánh. Việc hoạt động độc lập như vậy giúp thuận tiện cho khách hàng khi chỉ cần đến chi nhánh gần nhất để giao dịch thay vì phải đến trực tiếp trụ sở chính của công ty. Tuy nhiên, thành lập chi nhánh sẽ phát sinh thủ tục kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Đối với chi nhánh hạch toán độc lập, cuối năm chi nhánh cần lập báo cáo tài chính cho hoạt động của mình.