dangkythuonghieuvihaco
Member
Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp,…Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Có 2 hình thức dịch vụ ăn uống tại bếp ăn tập thể ở các đơn vị, doanh nghiệp hiện nay là: Bếp ăn tập thể ký hợp đồng cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp với các công ty có giấy phép kinh doanh loại hình dịch vụ ăn uống (chiếm 80%) và do đơn vị tự nấu phục vụ nhân viên (chiếm 20%).
Qua kiểm tra, khảo sát cho thấy, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến. Nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm là phần lớn người quản lý bếp ăn tập thể chủ quan, kiến thức về lựa chọn cơ sở cung cấp thực phẩm còn hạn chế.
Hơn nữa, khi cơ sở cung ứng thức ăn ở xa bếp ăn tập thể khiến thời gian vận chuyển thức ăn từ nơi nấu đến nơi sử dụng dài, trong khi phương tiện vận chuyển không đảm bảo sẽ dẫn đến ảnh hưởng chất lượng thực phẩm. Vì vậy, đơn vị cung ứng thức ăn cần thực hiện đúng quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể.
Do đó, những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể càng trở nên cấp thiết nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho tất cả mọi người. Vậy quy định vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn gồm những yêu cầu gì? Trình tự và thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn tập thể như thế nào? Sau đây Vihabrand sẽ cung cấp tới quý vị một số thông tin quan trọng tới vệ sinh ATTP bếp ăn tập thể.
Thế nào là bếp ăn tập thể an toàn thực phẩm:
Bếp ăn tập thể là nơi để chế biến, nấu nướng cũng như phục vụ bữa cơm hằng ngày cho cả một tập thể gồm nhiều người cùng ăn với nhau hay có thể cung cấp các xuất cơm cho một nơi khác.
Hiện tại, có 2 loại hình thức dịch vụ ăn uống tại bếp ăn tập thể ở các cơ quan, doanh nghiệp đó là: Bếp ăn tập thể ký hợp đồng cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp với các công ty có giấy phép kinh doanh loại hình dịch vụ ăn uống (hình thức này chiếm tới 80%) và bếp ăn tập thể do đơn vị tự nấu phục vụ nhân viên (chiếm 20%).
Những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể
Khi đề cập tới vấn đề ATTP cho bếp ăn tập thể, Phó Chi Cục Trưởng Chi Cục An Toàn, Vệ Sinh Thực Phẩm Hà Nội – Bà Hoàng Thị Minh Thu cho rằng: Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hay Ban Quản Lý các khu công nghiệp cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở cung cấp suất ăn, bếp ăn tập thể. Nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhắc nhở hoặc xử phạt các trường hợp không chấp hành theo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn.
Theo Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện vệ sinh ATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và điều kiện ATTP đối với bếp ăn tập thể được quy định như sau:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến phục vụ ăn uống tại bếp ăn tập thể tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại Điều 1, 2, 3 và Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12-09-2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Thiết kế có khu sơ chế nguyên liệu thực phẩm, khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản thức ăn; khu ăn uống; kho nguyên liệu thực phẩm, kho lưu trữ bảo quản thực phẩm bao gói sẵn riêng biệt; khu vực rửa tay và nhà vệ sinh cách biệt. Đối với bếp ăn tập thể sử dụng dịch vụ cung cấp suất ăn sẵn chuyển đến phải bố trí khu vực riêng và phù hợp với số lượng suất ăn phục vụ để bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Nơi chế biến thức ăn phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều; có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến; có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ, thực hiện chế độ vệ sinh hàng ngày; trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh.
- Khu vực ăn uống phải thoáng mát, có đủ bàn ghế và thường xuyên phải bảo đảm sạch sẽ; có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh; phải có bồn rửa tay, số lượng ít nhất phải có 01 (một) bồn rửa tay cho 50 người ăn; phải có nhà vệ sinh, số lượng ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người ăn.
- Khu trưng bày, bảo quản thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bảo đảm vệ sinh; thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm; có đủ trang bị và các vật dụng khác để phòng, chống bụi bẩn, ruồi, dán và côn trùng gây bệnh; có đủ dụng cụ bảo đảm vệ sinh để kẹp, gắp, xúc thức ăn.
- Nước đá sử dụng trong ăn uống phải được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước ăn uống số 01:2009/BYT.
- Có đủ sổ sách ghi chép thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn lưu và bảo đảm chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở ít nhất là 24 giờ kể từ khi thức ăn được chế biến xong.
- Có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải và bảo đảm phải kín, có nắp đậy; chất thải, rác thải phải được thu dọn, xử lý hàng ngày theo quy định; nước thải được thu gom trong hệ thống kín, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể
– Về hồ sơ, cần chuẩn bị:
+) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
+) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm ( bản sao có xác nhận của chủ cơ sở )
+) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
+) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm;
+) Bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực xung quanh;
+) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
+) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
– Cơ quan nhà nước tiếp nhận và xem xét hồ sơ sẽ do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp đối với các lĩnh vực
– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Để được tư vấn chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND
Địa chỉ trụ sở: 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q.Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
Có 2 hình thức dịch vụ ăn uống tại bếp ăn tập thể ở các đơn vị, doanh nghiệp hiện nay là: Bếp ăn tập thể ký hợp đồng cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp với các công ty có giấy phép kinh doanh loại hình dịch vụ ăn uống (chiếm 80%) và do đơn vị tự nấu phục vụ nhân viên (chiếm 20%).
Qua kiểm tra, khảo sát cho thấy, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến. Nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm là phần lớn người quản lý bếp ăn tập thể chủ quan, kiến thức về lựa chọn cơ sở cung cấp thực phẩm còn hạn chế.
Hơn nữa, khi cơ sở cung ứng thức ăn ở xa bếp ăn tập thể khiến thời gian vận chuyển thức ăn từ nơi nấu đến nơi sử dụng dài, trong khi phương tiện vận chuyển không đảm bảo sẽ dẫn đến ảnh hưởng chất lượng thực phẩm. Vì vậy, đơn vị cung ứng thức ăn cần thực hiện đúng quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể.
Do đó, những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể càng trở nên cấp thiết nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho tất cả mọi người. Vậy quy định vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn gồm những yêu cầu gì? Trình tự và thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn tập thể như thế nào? Sau đây Vihabrand sẽ cung cấp tới quý vị một số thông tin quan trọng tới vệ sinh ATTP bếp ăn tập thể.
Thế nào là bếp ăn tập thể an toàn thực phẩm:
Bếp ăn tập thể là nơi để chế biến, nấu nướng cũng như phục vụ bữa cơm hằng ngày cho cả một tập thể gồm nhiều người cùng ăn với nhau hay có thể cung cấp các xuất cơm cho một nơi khác.
Hiện tại, có 2 loại hình thức dịch vụ ăn uống tại bếp ăn tập thể ở các cơ quan, doanh nghiệp đó là: Bếp ăn tập thể ký hợp đồng cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp với các công ty có giấy phép kinh doanh loại hình dịch vụ ăn uống (hình thức này chiếm tới 80%) và bếp ăn tập thể do đơn vị tự nấu phục vụ nhân viên (chiếm 20%).
Những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể
Khi đề cập tới vấn đề ATTP cho bếp ăn tập thể, Phó Chi Cục Trưởng Chi Cục An Toàn, Vệ Sinh Thực Phẩm Hà Nội – Bà Hoàng Thị Minh Thu cho rằng: Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hay Ban Quản Lý các khu công nghiệp cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở cung cấp suất ăn, bếp ăn tập thể. Nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhắc nhở hoặc xử phạt các trường hợp không chấp hành theo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn.
Theo Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện vệ sinh ATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và điều kiện ATTP đối với bếp ăn tập thể được quy định như sau:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến phục vụ ăn uống tại bếp ăn tập thể tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại Điều 1, 2, 3 và Điều 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12-09-2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Thiết kế có khu sơ chế nguyên liệu thực phẩm, khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản thức ăn; khu ăn uống; kho nguyên liệu thực phẩm, kho lưu trữ bảo quản thực phẩm bao gói sẵn riêng biệt; khu vực rửa tay và nhà vệ sinh cách biệt. Đối với bếp ăn tập thể sử dụng dịch vụ cung cấp suất ăn sẵn chuyển đến phải bố trí khu vực riêng và phù hợp với số lượng suất ăn phục vụ để bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Nơi chế biến thức ăn phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều; có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến; có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ, thực hiện chế độ vệ sinh hàng ngày; trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh.
- Khu vực ăn uống phải thoáng mát, có đủ bàn ghế và thường xuyên phải bảo đảm sạch sẽ; có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng và động vật gây bệnh; phải có bồn rửa tay, số lượng ít nhất phải có 01 (một) bồn rửa tay cho 50 người ăn; phải có nhà vệ sinh, số lượng ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người ăn.
- Khu trưng bày, bảo quản thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bảo đảm vệ sinh; thức ăn ngay, thực phẩm chín phải bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm; có đủ trang bị và các vật dụng khác để phòng, chống bụi bẩn, ruồi, dán và côn trùng gây bệnh; có đủ dụng cụ bảo đảm vệ sinh để kẹp, gắp, xúc thức ăn.
- Nước đá sử dụng trong ăn uống phải được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước ăn uống số 01:2009/BYT.
- Có đủ sổ sách ghi chép thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn lưu và bảo đảm chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở ít nhất là 24 giờ kể từ khi thức ăn được chế biến xong.
- Có đủ dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải và bảo đảm phải kín, có nắp đậy; chất thải, rác thải phải được thu dọn, xử lý hàng ngày theo quy định; nước thải được thu gom trong hệ thống kín, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể
– Về hồ sơ, cần chuẩn bị:
+) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
+) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm ( bản sao có xác nhận của chủ cơ sở )
+) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
+) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm;
+) Bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực xung quanh;
+) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
+) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
– Cơ quan nhà nước tiếp nhận và xem xét hồ sơ sẽ do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp đối với các lĩnh vực
– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Để được tư vấn chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND
Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHACO VIET NAM CO.,LTD lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:
“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi
CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND
Địa chỉ trụ sở: 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q.Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Email : vihaco.gov@gmail.com
Website.http://dangkythuonghieu.org
Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519
Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771
để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ