tintucdubaothoitiet
New member
Được mệnh danh là xứ sở mộng mơ, Huế luôn mang lại cho khách du lịch không gian thanh bình, nhịp sống êm ả và ẩn sâu trong đó là những công trình kiến trúc cung đình cổ kính. Nhắc đến Huế, người ta không ngớt lời ca ngợi về nét lãng mạn nên thơ khiến bao người xao xuyến mãi không thôi. Hãy cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu về khí hậu ở Huế, về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố festival này nhé!
Khí hậu của Thừa Thiên Huế
Với vị trí địa lý và địa hình đặc biệt, Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa khô nóng ẩm và mùa mưa ẩm lạnh, thuộc phân loại khí hậu Koppen, khá giống với Quảng Trị. Tuy nhiên thời tiết Huế lại khá khắc nghiệt có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh. Nền nhiệt độ cao, bức xạ dồi dào
Các mùa ở Huế không rõ ràng xuân hạ thu đông như ở miền bắc mà thay đổi thất thường. Đầu năm thường có nắng ấm, nhưng cơ bản có 2 mùa chính
Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, nắng nóng lên đến đỉnh điểm với nhiệt độ khá cao từ 35 đến 40 °C (95 đến 104 °F), chịu ảnh hưởng gió phơn tây nam
Mùa lạnh: kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên mưa nhiều, trong khoảng thời gian này sẽ xuất hiện lũ lụt vào khoảng tháng 10 trở đi. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C
Chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế lớn, trung bình trên 2700 mm, tập trung từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, có nơi trên 4000 mm, chiếm 70% tổng lượng mưa trong năm, riêng tháng 11 chiếm 30% lượng mưa cả năm. Mùa mưa ở Huế lệch với hai miền Nam – bắc, khi 2 miền này mưa thì Huế nắng nóng và ngược lại. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở. Độ ẩm trung bình 85%-86%.
Gió bão ở Huế chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.
Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.
Tuy nhiên hiện nay, do sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng nóng và mưa lũ ở Thừa Thiên Huế ngày càng khắc nghiệt và với cường độ mạnh gây ra thiệt hại lớn, lũ trên các sông tăng nhanh.
Điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên Huế
Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Huế được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An - Vọng Cảnh, đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên-đô thị-văn hoá lý tưởng.
Thừa Thiên Huế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh. Huế có nhiều trung tâm thương mại lớn.
Kinh tế Thừa Thiên Huế phát triển chủ yếu nhờ ngành du lịch, tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau.
Tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang duy trì ở mức ổn định.
Lãnh thổ Thừa Thiên Huế được chia thành 4 vùng sinh thái: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng đầm phá và cồn cát ven biển. Tài nguyên thiên nhiên nhờ vậy mà rất đa dạng về khoáng sản, đất, nước, rừng.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức bổ ích về thời tiết, khí hậu, vị trí cũng như điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên Huế. Hy vọng đã giúp bạn chắc lọc được những thông tin cần thiết về xứ sở mộng mơ này nhé!
Khí hậu của Thừa Thiên Huế
Với vị trí địa lý và địa hình đặc biệt, Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa khô nóng ẩm và mùa mưa ẩm lạnh, thuộc phân loại khí hậu Koppen, khá giống với Quảng Trị. Tuy nhiên thời tiết Huế lại khá khắc nghiệt có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh. Nền nhiệt độ cao, bức xạ dồi dào
Các mùa ở Huế không rõ ràng xuân hạ thu đông như ở miền bắc mà thay đổi thất thường. Đầu năm thường có nắng ấm, nhưng cơ bản có 2 mùa chính
Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, nắng nóng lên đến đỉnh điểm với nhiệt độ khá cao từ 35 đến 40 °C (95 đến 104 °F), chịu ảnh hưởng gió phơn tây nam
Mùa lạnh: kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên mưa nhiều, trong khoảng thời gian này sẽ xuất hiện lũ lụt vào khoảng tháng 10 trở đi. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C
Chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế lớn, trung bình trên 2700 mm, tập trung từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, có nơi trên 4000 mm, chiếm 70% tổng lượng mưa trong năm, riêng tháng 11 chiếm 30% lượng mưa cả năm. Mùa mưa ở Huế lệch với hai miền Nam – bắc, khi 2 miền này mưa thì Huế nắng nóng và ngược lại. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở. Độ ẩm trung bình 85%-86%.
Gió bão ở Huế chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.
Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.
Tuy nhiên hiện nay, do sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng nóng và mưa lũ ở Thừa Thiên Huế ngày càng khắc nghiệt và với cường độ mạnh gây ra thiệt hại lớn, lũ trên các sông tăng nhanh.
Điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên Huế
Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Huế được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An - Vọng Cảnh, đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên-đô thị-văn hoá lý tưởng.
Thừa Thiên Huế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh. Huế có nhiều trung tâm thương mại lớn.
Kinh tế Thừa Thiên Huế phát triển chủ yếu nhờ ngành du lịch, tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau.
Tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang duy trì ở mức ổn định.
Lãnh thổ Thừa Thiên Huế được chia thành 4 vùng sinh thái: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng đầm phá và cồn cát ven biển. Tài nguyên thiên nhiên nhờ vậy mà rất đa dạng về khoáng sản, đất, nước, rừng.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức bổ ích về thời tiết, khí hậu, vị trí cũng như điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên Huế. Hy vọng đã giúp bạn chắc lọc được những thông tin cần thiết về xứ sở mộng mơ này nhé!