minhuyen0301
Member
Trường Công nghệ - Kỹ thuật của ĐH Duy Tân đào tạo các ngành trọng điểm của kỷ nguyên 4.0
Hướng tới chiến lược phát triển sâu và rộng, từ tháng 11-2020, trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã bắt đầu thành lập 5 trường thành viên và 2 viện đào tạo.
Ký kết với các đại học uy tín của Mỹ đã tạo cơ hội
để sinh viên Duy Tân tiếp cận cácchương trình đào tạo chất lượng
Trong đó đảm trách đào tạo khối ngành Công nghệ - Kỹ thuật ngoài Trường Công nghệ (SET) còn có Viện Đào tạo Quốc tế với một số chương trình Tiên tiến và Chất lượng Cao (chuẩn CSU - về Xây dựng và Kiến trúc và chuẩn PNU - về Điện - Điện tử và Cơ Điện tử).
Số hóa cùng áp dụng kỹ thuật mới trên nền tảng cơ sở vật chất hiện đại
Các ngành nghề Công nghệ - Kỹ thuật đang đào tạo tại Trường Công nghệ (SET) và Viện Đào tạo Quốc tế (IS - International School) gồm:
- Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử: có các chuyên ngành Điện tự động Điện tử - Viễn thông, Điện - Điện tử chuẩn PNU (hợp tác với ĐH Purdue, Mỹ);
- Công nghệ Kỹ thuật Ô tô: có các chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, Điện cơ Ô tô;
- Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa; Kỹ thuật Điện;
- Kỹ thuật Cơ điện tử: có chuyên ngành Cơ Điện tử chuẩn PNU (hợp tác với ĐH Purdue, Mỹ);
- Thiết kế Đồ họa; Thiết kế Thời trang;
- Kiến trúc: có các chuyên ngành Kiến trúc Công trình, Kiến trúc Công trình chuẩn CSU (hợp tác với ĐH Bang California ở San Luis Obispo, Mỹ), Kiến trúc Nội thất;
- Kỹ thuật Xây dựng: có các chuyên ngành Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp chuẩn CSU (hợp tác với ĐH Bang California ở Fullerton, Mỹ);
- Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng: có các chuyên ngành Công nghệ Quản lý Xây dựng, Quản lý và Vận hành Tòa nhà;
- Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông: có chuyên ngành Xây dựng Cầu đường;Công nghệ Thực phẩm;
- Công nghệ Kỹ thuật Môi trường; Quản lý Tài nguyên & Môi trường; Công nghệ Chế tạo Máy.
Những ngành nghề đang có những lợi thế nhất định trong đào tạo tại trường ĐH Duy Tân:
- Các ngành Điện tử và Cơ khí: Hợp tác với ĐH Purdue - xếp thứ 4 về Kỹ thuật Công nghệ ở Mỹ để đào tạo các chương trình Tiên tiến và Quốc tế (chuẩn PNU) đồng thời đầu tư nhiều thiết bị hiện đại như: các máy CNC Kasuga V100, PLC S7-300, S7-1200 của hãng Siemens, cánh tay robot công nghiệp UR3 của hãng Universal Robotics… đang hỗ trợ tối đa trong đào tạo.
Việc những nhà máy được tự động hóa 100% (qua quản lý bằng Trí tuệ Nhân tạo) hay sử dụng máy CNC (thay các máy móc cơ khí truyền thống) - dùng phần mềm thiết kế tự động lập trình để từ phôi ra sản phẩm hoàn chỉnh không dừng giữa chặng, theo bản vẽ đã số hóa… đang tạo ra niềm hứng khởi mới trong học tập của đa số sinh viên trong các ngành này.
Hệ thống máy móc “khủng” ở Duy Tân khơi gợi
đam mê học tập và nghiên cứu trong sinh viên
- Xây dựng và Kiến trúc: Là các ngành học thấy rõ sự thay đổi khi những phần mềm thế hệ tiếp theo có thể tự động thiết kế, hay robot có thể tham gia xây dựng hay thậm chí in 3D ra một căn nhà trong vài ngày mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn lao động. Đây cũng là cơ hội để các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng sử dụng công nghệ để tạo ra những bản vẽ chất lượng, táo bạo không giới hạn.
Hiện tại, hệ thống phòng thực hành - thí nghiệm ngành Xây dựng tại trường ĐH Duy Tân được trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị khảo sát GNSS - Trimble, các máy toàn đạc điện tử, thủy bình giúp người học tiếp cận những công nghệ và thiết bị tiên tiến của thế giới. Hệ thống Lab Vật liệu, Cơ - Thủy lực hay hệ thống lab Kiểm định Công trình như siêu âm, đo vết nứt, chuyển vị cũng là những yếu tố mới, rất cần cho thực tiễn Việt Nam sắp đến.
Mô hình thông tin công trình được triển khai thuận tiện trên nền tảng số và các ngành gần phụ trợ trong một nhóm công trình liên quan đến các yếu tố cơ khí, tự động hóa, điện, điện tử, cấp thoát nước, môi trường, thiết kế nội thất… là một lợi thế lớn mà các cơ sở đào tạo khác khó có được.
Riêng các ngành Kiến trúc, ngoài việc đưa nhiều phần mềm vào chương trình đào tạo như: Revit, AutoCAD, 3DSmax... trường ĐH Duy Tân cũng đã sử dụng công nghệ BIM hay công nghệ thực tế ảo để giúp các kiến trúc sư quản lý và cảm nhận tốt hơn các phương án thiết kế, "quan sát" được các không gian ngay khi mới phác thảo phương án nhằm đảm bảo tính chính xác và trực quan.
Việc trường ĐH Duy Tân hợp tác với ĐH Bang California ở Fullerton (1 trong những trường công lập hàng đầu bờ Tây nước Mỹ về Xây dựng) và Cal Poly ở San Luis Obispo (xếp trong Top 5 ở Mỹ về ngành Kiến trúc) từ nhiều năm nay để triển khai các Chương trình Tiên tiến và Chất lượng Cao đầu tiên về Kiến trúc và Xây dựng tại miền Trung Việt Nam, cũng đã mang đến lợi thế rất lớn trong quá trình học tập cho sinh viên Kiến trúc và Xây dựng Duy Tân.
- Các ngành Môi trường và Công nghệ Thực phẩm: Hoạt động nông nghiệp, công nghiệp hiện nay vô cùng thuận lợi trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, nhiều sản phẩm chất lượng và an toàn được tạo ra.
Tuy nhiên, việc đối mặt với ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi chúng ta cần phải có những chiến lược quản lý, sử dụng tài nguyên, cũng như áp dụng công nghệ chuyên sâu hơn để tạo điều kiện cho các hoạt động liên quan đến môi trường, tài nguyên, công nghệ thực phẩm hoạt động hiệu quả.
Việc trường ĐH Duy Tân trang bị các máy móc, mô hình như Máy UV-VIS PG T80+, Máy tiệt trùng Hyrayama (Nhật Bản), tủ cấy… để nhận diện sớm và kiểm tra, cảnh báo mức độ ô nhiễm hay áp dụng các công nghệ chế biến, xử lý tiên tiến trong hoạt động đào tạo tại trường đang tạo cơ hội tối đa để SV ra trường có việc làm ngay (100% đảm bảo cơ hội việc làm khi ra trường).
- Thiết kế Đồ họa và Thiết kế thời trang: Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 bùng phát khiến con người thường xuyên phải đối mặt với cách ly và phong tỏa, thì càng thấy rõ lợi thế của không gian ảo trong học tập và kinh doanh.
Đây cũng là chất xúc tác để con người nhận ra những "kênh" tương tác mới trong thương mại, góp phần thúc đẩy các ngành như Thiết kế đồ họa và Thiết kế thời trang ngày càng phát triển. Việc đầu tư hệ thống máy tính cấu hình cao cùng hệ thống máy móc cắt may, thiết kế trang phục cao cấp đã giúp sinh viên Duy Tân có thêm nhiều cảm hứng để học các ngành thuộc lĩnh vực Mỹ thuật Ứng dụng đang rất được ưa chuộng hiện nay.
Các sản phẩm mang thương hiệu “Made in Duy Tân”
Hướng tới chiến lược phát triển sâu và rộng, từ tháng 11-2020, trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã bắt đầu thành lập 5 trường thành viên và 2 viện đào tạo.
Ký kết với các đại học uy tín của Mỹ đã tạo cơ hội
để sinh viên Duy Tân tiếp cận cácchương trình đào tạo chất lượng
Trong đó đảm trách đào tạo khối ngành Công nghệ - Kỹ thuật ngoài Trường Công nghệ (SET) còn có Viện Đào tạo Quốc tế với một số chương trình Tiên tiến và Chất lượng Cao (chuẩn CSU - về Xây dựng và Kiến trúc và chuẩn PNU - về Điện - Điện tử và Cơ Điện tử).
Số hóa cùng áp dụng kỹ thuật mới trên nền tảng cơ sở vật chất hiện đại
Các ngành nghề Công nghệ - Kỹ thuật đang đào tạo tại Trường Công nghệ (SET) và Viện Đào tạo Quốc tế (IS - International School) gồm:
- Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử: có các chuyên ngành Điện tự động Điện tử - Viễn thông, Điện - Điện tử chuẩn PNU (hợp tác với ĐH Purdue, Mỹ);
- Công nghệ Kỹ thuật Ô tô: có các chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, Điện cơ Ô tô;
- Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa; Kỹ thuật Điện;
- Kỹ thuật Cơ điện tử: có chuyên ngành Cơ Điện tử chuẩn PNU (hợp tác với ĐH Purdue, Mỹ);
- Thiết kế Đồ họa; Thiết kế Thời trang;
- Kiến trúc: có các chuyên ngành Kiến trúc Công trình, Kiến trúc Công trình chuẩn CSU (hợp tác với ĐH Bang California ở San Luis Obispo, Mỹ), Kiến trúc Nội thất;
- Kỹ thuật Xây dựng: có các chuyên ngành Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp chuẩn CSU (hợp tác với ĐH Bang California ở Fullerton, Mỹ);
- Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng: có các chuyên ngành Công nghệ Quản lý Xây dựng, Quản lý và Vận hành Tòa nhà;
- Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông: có chuyên ngành Xây dựng Cầu đường;Công nghệ Thực phẩm;
- Công nghệ Kỹ thuật Môi trường; Quản lý Tài nguyên & Môi trường; Công nghệ Chế tạo Máy.
Những ngành nghề đang có những lợi thế nhất định trong đào tạo tại trường ĐH Duy Tân:
- Các ngành Điện tử và Cơ khí: Hợp tác với ĐH Purdue - xếp thứ 4 về Kỹ thuật Công nghệ ở Mỹ để đào tạo các chương trình Tiên tiến và Quốc tế (chuẩn PNU) đồng thời đầu tư nhiều thiết bị hiện đại như: các máy CNC Kasuga V100, PLC S7-300, S7-1200 của hãng Siemens, cánh tay robot công nghiệp UR3 của hãng Universal Robotics… đang hỗ trợ tối đa trong đào tạo.
Việc những nhà máy được tự động hóa 100% (qua quản lý bằng Trí tuệ Nhân tạo) hay sử dụng máy CNC (thay các máy móc cơ khí truyền thống) - dùng phần mềm thiết kế tự động lập trình để từ phôi ra sản phẩm hoàn chỉnh không dừng giữa chặng, theo bản vẽ đã số hóa… đang tạo ra niềm hứng khởi mới trong học tập của đa số sinh viên trong các ngành này.
Hệ thống máy móc “khủng” ở Duy Tân khơi gợi
đam mê học tập và nghiên cứu trong sinh viên
- Xây dựng và Kiến trúc: Là các ngành học thấy rõ sự thay đổi khi những phần mềm thế hệ tiếp theo có thể tự động thiết kế, hay robot có thể tham gia xây dựng hay thậm chí in 3D ra một căn nhà trong vài ngày mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn lao động. Đây cũng là cơ hội để các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng sử dụng công nghệ để tạo ra những bản vẽ chất lượng, táo bạo không giới hạn.
Hiện tại, hệ thống phòng thực hành - thí nghiệm ngành Xây dựng tại trường ĐH Duy Tân được trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị khảo sát GNSS - Trimble, các máy toàn đạc điện tử, thủy bình giúp người học tiếp cận những công nghệ và thiết bị tiên tiến của thế giới. Hệ thống Lab Vật liệu, Cơ - Thủy lực hay hệ thống lab Kiểm định Công trình như siêu âm, đo vết nứt, chuyển vị cũng là những yếu tố mới, rất cần cho thực tiễn Việt Nam sắp đến.
Mô hình thông tin công trình được triển khai thuận tiện trên nền tảng số và các ngành gần phụ trợ trong một nhóm công trình liên quan đến các yếu tố cơ khí, tự động hóa, điện, điện tử, cấp thoát nước, môi trường, thiết kế nội thất… là một lợi thế lớn mà các cơ sở đào tạo khác khó có được.
Riêng các ngành Kiến trúc, ngoài việc đưa nhiều phần mềm vào chương trình đào tạo như: Revit, AutoCAD, 3DSmax... trường ĐH Duy Tân cũng đã sử dụng công nghệ BIM hay công nghệ thực tế ảo để giúp các kiến trúc sư quản lý và cảm nhận tốt hơn các phương án thiết kế, "quan sát" được các không gian ngay khi mới phác thảo phương án nhằm đảm bảo tính chính xác và trực quan.
Việc trường ĐH Duy Tân hợp tác với ĐH Bang California ở Fullerton (1 trong những trường công lập hàng đầu bờ Tây nước Mỹ về Xây dựng) và Cal Poly ở San Luis Obispo (xếp trong Top 5 ở Mỹ về ngành Kiến trúc) từ nhiều năm nay để triển khai các Chương trình Tiên tiến và Chất lượng Cao đầu tiên về Kiến trúc và Xây dựng tại miền Trung Việt Nam, cũng đã mang đến lợi thế rất lớn trong quá trình học tập cho sinh viên Kiến trúc và Xây dựng Duy Tân.
- Các ngành Môi trường và Công nghệ Thực phẩm: Hoạt động nông nghiệp, công nghiệp hiện nay vô cùng thuận lợi trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, nhiều sản phẩm chất lượng và an toàn được tạo ra.
Tuy nhiên, việc đối mặt với ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi chúng ta cần phải có những chiến lược quản lý, sử dụng tài nguyên, cũng như áp dụng công nghệ chuyên sâu hơn để tạo điều kiện cho các hoạt động liên quan đến môi trường, tài nguyên, công nghệ thực phẩm hoạt động hiệu quả.
Việc trường ĐH Duy Tân trang bị các máy móc, mô hình như Máy UV-VIS PG T80+, Máy tiệt trùng Hyrayama (Nhật Bản), tủ cấy… để nhận diện sớm và kiểm tra, cảnh báo mức độ ô nhiễm hay áp dụng các công nghệ chế biến, xử lý tiên tiến trong hoạt động đào tạo tại trường đang tạo cơ hội tối đa để SV ra trường có việc làm ngay (100% đảm bảo cơ hội việc làm khi ra trường).
- Thiết kế Đồ họa và Thiết kế thời trang: Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 bùng phát khiến con người thường xuyên phải đối mặt với cách ly và phong tỏa, thì càng thấy rõ lợi thế của không gian ảo trong học tập và kinh doanh.
Đây cũng là chất xúc tác để con người nhận ra những "kênh" tương tác mới trong thương mại, góp phần thúc đẩy các ngành như Thiết kế đồ họa và Thiết kế thời trang ngày càng phát triển. Việc đầu tư hệ thống máy tính cấu hình cao cùng hệ thống máy móc cắt may, thiết kế trang phục cao cấp đã giúp sinh viên Duy Tân có thêm nhiều cảm hứng để học các ngành thuộc lĩnh vực Mỹ thuật Ứng dụng đang rất được ưa chuộng hiện nay.
Các sản phẩm mang thương hiệu “Made in Duy Tân”