Hướng dẫn 5 bước khai hải quan điện tử xuất khẩu mới nhất 2023
Trong quy trình xuất khẩu hàng hóa, khai báo hải quan xuất khẩu là một bước vô cùng quan trọng. Hàng hóa sẽ không được xuất khẩu nếu chưa hoàn thành thủ tục hải quan. Hiện nay, việc khai báo hải quan đã được điện tử hóa, được xử lý bởi hệ thống VNACCS/VCIS - hệ thống thông quan tự động, rút ngắn thời gian khai báo hải quan và thông quan hàng hóa. Vậy, tờ khai hải quan xuất khẩu gồm những gì và quy trình khai báo hải quan xuất khẩu ra sao? Bài viết này sẽ hướng dẫn khai hải quan điện tử xuất khẩu đến bạn.Thủ tục hải quan là gì?
Đó là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia.Mục đích của khai báo hải quan điện tử
· Để Nhà nước tính và thu thuế. Đây là mục đích quá quan trọng trả lời tại sao chúng ta lại phải tốn quá nhiều thời gian, công sức của bao nhiêu người để giải quyết công việc này.· Để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm. Bạn không thể nhập ngà voi, súng, ma túy vào Việt Nam; và cũng không thể xuất đồ cổ, động vật hoang dã ra khỏi Việt Nam theo con đường chính ngạch.
Luật điều chỉnh
· Luật hải quan năm 2005; năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015)· Nghị định 154/2005/NĐ chi tiết hóa Luật hải quan 2005;
· Thông tư 38/2015/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan (thay thế thông tư 128/2013/TT-BTC và 194/2010/TT-BTC)
· Thông tư 22/2014/TT-BTC về thủ tục hải quan điện tử (thay thế thông tư 196/2012/TT-BTC)
Tờ khai hải quan xuất khẩu bao gồm những gì?
Mẫu tờ khai hải quan xuất khẩu tên tiếng anh là Export Customs Declaration là văn bản mà ở đó chủ hàng hóa (người xuất khẩu) phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu lô hàng đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.Tờ khai hải quan xuất khẩu gồm 2 phần chính: Thông tin khai báo chung và Thông tin khai báo chi tiết hàng hóa.
1.1. Thông tin khai báo chung
Đây là các thông tin cơ bản về lô hàng xuất khẩu, bao gồm các thông tin chính sau:- Số tờ khai xuất khẩu: do hệ thống VNACCS cấp số tự động khi thực hiện khai báo hải quan điện tử.
- Mã phân loại kiểm tra: là kết quả phân luồng của tờ khai. Mã 1,2, 3 tương ứng với luồng xanh, vàng, đỏ.
- Số tờ khai đầu tiên: trong trường hợp tờ khai có nhiều hơn 50 dòng hàng, tờ khai sẽ được phân nhánh.
- Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: Trong trường hợp tái xuất của lô hàng tạm nhập hoặc xuất khẩu của lô hàng tạm xuất.
- Mã loại hình tờ khai: tương ứng với mục đích xuất khẩu của lô hàng
- Mã hiệu phương thức vận chuyển: bao gồm các phương thức sau: đường không, đường biển container, đường biển cho hàng hàng rời, lỏng, hàng lẻ CFS, đường bộ (xe tải), đường sắt, đường sông và khác (dùng cho hàng xuất tại chỗ)
· Cơ quan Hải quan: nơi đăng ký tờ khai hải quan
· Mã bộ phận xử lý tờ khai: Đội thủ tục xử lý tờ khai
· Ngày đăng ký: ngày khai báo hải quan
· Thông tin về người xuất khẩu: Mã người xuất khẩu (Mã số thuế), tên, địa chỉ, mã bưu chính và số điện thoại của người xuất khẩu.
· Thông tin về người nhập khẩu: Tên, địa chỉ và mã nước của người nhập khẩu
· Số vận đơn hay còn được gọi là số địn danh, số quản lý của lô hàng xuất khẩu do hệ thống cấp.
· Số lượng: tổng số lượng kiện hàng hóa
· Tổng trọng lượng hàng (Gross): tổng trọng lượng đóng gói của hàng hóa
· Địa điểm lưu kho: nơi lưu giữ/tập kết hàng hóa khi khai báo xuất khẩu
· Địa điểm nhận hàng và địa điểm xếp hàng
· Tên phương tiện vận tải và ngày đi dự kiến
· Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
· Hình thức hóa đơn
· Số, ngày phát hành hóa đơn
· Phương thức thanh toán
· Điều kiện giao hàng (theo incoterm)
· Trị giá hóa đơn và trị giá tính thuế và tỷ giá
· Tiền thuế xuất khẩu (nếu có)
· Thông tin đích vận chuyển bảo thuế: ngày khởi hành, địa điểm trung chuyển (nếu có), địa điểm đích vận chuyển bảo thuế và ngày dự kiến đến địa điểm đích.
· Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp: sử dụng trong một số trường hợp như hàng xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu sản phẩm gia công cho doanh nghiệp chế xuất, …
· Ghi chú: các nội dung ngoài các chỉ tiêu khai báo trên hệ thống như số ngày C/O, …
· Địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng: mã địa điểm, tên và địa chỉ
· Số container nếu hàng xuất khẩu được đóng trong container
· Chỉ thị của hải quan gồm ngày và nội dung chỉ thị từ công chức hải quan
1.2. Thông tin khai báo chi tiết hàng hóa
Là các thông tin chi tiết của từng dòng hàng hóa xuất khẩu, bao gồm các thông tin sau:- Mã số hàng hóa: mã HS của hàng hóa
- Mã quản lý riêng: dùng trong trường hợp hàng xuất của công ty chế xuất, gia công hoặc sản xuất xuất khẩu
- Mô tả hàng hóa: tên hàng, quy cách phẩm chất, đặc tính, công dụng, thành phần cấu tạo, model, xuất xứ hàng hóa, …
- Số lượng, đơn giá, trị giá hóa đơn của từng dòng hàng theo nguyên tệ
- Đơn giá tính thuế, trị giá tính thuế theo VND
- Thuế suất xuất khẩu và tiền thuế xuất khẩu (nếu có)
- Mã miễn giảm thuế xuất khẩu (nếu có)
Quy trình khai báo hải quan điện tử hàng xuất khẩu
Cụ thể có các bước khai báo hải quan hàng xuất khẩu như sau:- Bước 1: Khai đầy đủ thông tin xuất khẩu. Người khai cần khai đầy đủ các thông tin xuất khẩu mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Chỉ cần nhập vào tất cả 109 chỉ tiêu thì hệ thống sẽ tự động cấp số. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu liên quan đến thuế và phản hồi lại cho người khai.
- Bước 2: Thực hiện đăng ký tờ khai cho hàng xuất khẩu dưới lệnh EDA. Sau khi được hệ thống phản hồi của hệ thống. Người khai phải kiểm tra lại các thông tin đã khai báo trước đó. Nếu không có vấn đề gì thì tiến hành gửi đến hệ thống để đăng ký.
- Bước 3: Kiểm tra điều kiện khi đăng ký tờ khai. Trước khi đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra thông tin doanh nghiệp. Nếu không đủ điều kiện thì doanh nghiệp không được đăng ký.
- Bước 4: Phân luồng tờ khai dưới lệnh EDC, kiểm tra và có thể thông quan. Khi tờ khai đã đăng ký thành công thì hệ thống sẽ tự động phân luồng. Thông thường có 3 luồng là xanh, vàng và đỏ.
- Luồng xanh: Doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của nhà nước và được miễn kiểm tra chi tiết chứng từ.
- Luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ nhưng miễn kiểm tra chi tiết hàng hoá.
- Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết cả hồ sơ lẫn hàng hóa
- Bước 5: Khai sửa đổi, bổ sung thông tin trong thông quan nếu có.
2. Mã loại hình;
3. Mã phân loại hàng hóa;
4. Mã phương thức vận chuyển;
5. Cơ quan Hải quan;
6. Ngày khai báo (dự kiến);
7. Mã người nhập khẩu;
8. Tên người nhập khẩu;
9. Mã đại lý hải quan;
10. Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến
- Tờ khai luồng xanh chưa và đã thông quan và tờ khai luồng vàng, đỏ đã thông quan: doanh nghiệp cần nộp tờ khai bổ sung AMA cho các thông tin cần sửa đổi trên tờ khai.